Chùm ảnh: Thành phố Chernobyl 35 năm sau thảm họa hạt nhân

Một nhà thám hiểm đến từ Denbighshire, Xứ Wales, gần đây tới quay video và chụp ảnh một thành phố ma từng có 50.000 người sinh sống.

Theo Daily Mail, những hình ảnh chụp thành phố Pripyat, nay thuộc Ukraine, như “đóng băng thời gian”, sau thảm họa hạt nhân Chernobyl tồi tệ nhất thế giới năm 1986.

Các bức ảnh mà Adam Mark, 32 tuổi, chụp lại gồm một nhà trẻ với những dãy cũi, nệm và búp bê vẫn còn nguyên, hay hàng ngàn mặt nạ phòng độc chất đầy trên sàn nhà và các trò chơi trong công viên giải trí, nay bị rừng cây che phủ.

35 năm sau thảm họa hạt nhân, thành phố Pripyat vẫn bị bỏ hoang.

35 năm sau thảm họa hạt nhân, thành phố Pripyat vẫn bị bỏ hoang.

Những đồ vật hàng ngày như đồ chơi, sách và chai thuốc vẫn có thể được nhìn thấy. Đến nay sau 35 năm, khu vực này vẫn bị bỏ hoang.

“Chỉ những người ưa mạo hiểm mới dám tới đây vì rất nguy hiểm. Kết cấu các tòa nhà không ổn định, có thể đổ sập bất cứ lúc nao”, Adam nói.

Thành phố từng là nơi sinh sống của 50.000 người.

Thành phố từng là nơi sinh sống của 50.000 người.

“Thực ra ở bên trong có vẻ như an toàn hơn bên ngoài, vì khi sự cố xảy ra, người dân được yêu cầu đóng kín các cửa sổ. Tôi được nhắc là phóng xạ ở bên ngoài lớn hơn bên trong các tòa nhà”, Adam chia sẻ.

Adam nói thêm: “Cảnh tượng ở thành phố ma khá kỳ lạ và buồn tẻ. Thu hút nhất với tôi là nhà xác, trong đó có những chiếc lọ chứa đầy chất lỏng, được bảo quản một cách hoàn hảo”.

Cảnh tượng bên trong "thành phố ma" bị bỏ hoang.

Cảnh tượng bên trong "thành phố ma" bị bỏ hoang.

Adam đến Pripyat cùng bạn gái vào ngày 10.10 năm nay, ở lại khám phá thành phố ma trong 6 ngày với một một hướng dẫn viên không chính thức.

Trong chuyến đi, Adam đã vào bên trong nhiều tòa nhà, bao gồm trường học, trung tâm giải trí, quán cà phê, bệnh viện và nhà xác.

Một trong số ít tòa nhà cao tầng còn trụ vững đến ngày nay ở Pripyat.

Một trong số ít tòa nhà cao tầng còn trụ vững đến ngày nay ở Pripyat.

Adam, người từng làm việc trong lĩnh vực an ninh nhưng hiện là nhà thám hiểm, nói: “Rất đáng để bỏ thời gian ghé thăm khu vực này, rất kinh ngạc”.

35 năm sau thảm họa hạt nhân, các sinh vật hoang dã bắt đầu quay trở lại sinh sống trong khu vực, từ những con ngựa hoang cho tới bầy sói săn mồi.

Khu vui chơi bị bỏ hoang.

Khu vui chơi bị bỏ hoang.

Pripyat là thành phố được xây làm nơi ở cho các công nhân làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl thời Liên Xô. Ở thời điểm buộc phải sơ tán, người dân được hứa rằng có thể sớm quay trở về nhà, nhưng cả khu vực đã bị bỏ hoang trong 35 năm qua.

Ngày nay, chỉ còn khu vực quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl là vùng phong tỏa, được lắp các tấm chắn ngăn phóng xạ. Năm 2016, Nga chi hơn 2 tỉ USD để lắp đặt các tấm chắn mới.

Nồng độ phóng xạ ở Pripyat đã giảm xuóng mức chấp nhận được.

Nồng độ phóng xạ ở Pripyat đã giảm xuóng mức chấp nhận được.

Các công nhân chỉ được phép vào khu vực phóng xạ tối đa 2 giờ vì lý do sức khỏe. Khu vực này được cho là sẽ vẫn bị phong tỏa trong hàng ngàn năm tới, cho tới khi nồng độ phóng xạ trở về mức bình thường.

Adam đã tới khám phá "thành phố ma" trong 6 ngày.

Adam đã tới khám phá "thành phố ma" trong 6 ngày.

Các đồ vật còn nguyên như y người dân rời thành phố đi sơ tán.

Các đồ vật còn nguyên như y người dân rời thành phố đi sơ tán.

Nguồn: [Link nguồn]

Đảo ”thiên đường” hóa tử địa, mức phóng xạ gấp 1.000 lần khu thảm họa hạt nhân Chernobyl

Một số hòn đảo nằm giữa Úc và quần đảo Hawaii bị phát hiện chứa lượng phóng xạ hạt nhân cao gấp nhiều lần so với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN