Chùm ảnh hiếm về thời Taliban nắm quyền lần đầu ở Afghanistan
Taliban hiện kiểm soát gần như toàn bộ lãnh thổ Afghanistan trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh đang ráo riết sơ tán công dân khỏi nước này trước hạn chót rút toàn bộ binh sĩ. Hơn 20 năm trước, Taliban cũng giành quyền kiểm soát Afghanistan sau cuộc nội chiến (1992-1996).
Binh sĩ Afghanistan đứng trước cung điện hoàng gia Darul Aman ở thủ đô Kabul ngày 29/1/1996. Ảnh: Reuters
Theo Business Insider, Afghanistan chìm trong hỗn loạn khi Liên Xô rút quân khỏi nước này năm 1989 và Mỹ cắt viện trợ cho phong trào Mujahideen. Vài năm sau, quốc gia Nam Á đầy bất ổn lại bị tàn phá bởi cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài 4 năm (1992-1996).
Vào giai đoạn cuối của cuộc nội chiến, Taliban hình thành và hứa hẹn sẽ chấm dứt tình trạng tham nhũng nghiêm trọng của các lãnh chúa đang tranh giành quyền lực.
Các tay súng Taliban trên xe tuần tra ngày 19/10/1996. Ảnh: Alan Chin
Sân bay Kabul, giờ là tâm điểm chú ý ở Afghanistan về các nỗ lực sơ tán, ngày đó là minh chứng cho sự nghiệt ngã của đất nước phải hứng chịu nhiều năm chiến tranh, theo phóng viên ảnh Alan Chin - người từng có cơ hội tới Afghanistan năm 1996.
Các mảnh vỡ máy bay trực thăng, máy bay, đơn vị radar quân sự hay súng phòng không ở sân bay Kabul đều lỗ chỗ vết đạn và hư hại nặng. Một xác máy bay phản lực của hãng Ariana Airlines (Afghanistan) nằm trên đường băng sau khi bị tấn công bằng tên lửa . Nhà ga sân bay chìm trong bóng tối vì mất điện, phóng viên ảnh Alan kể lại.
Xác một máy bay ở sân bay Kabul năm 1996. Ảnh: Alan Chin
Một tay súng Taliban giật dây kích nổ khẩu pháo của Liên Xô ở Afghanistan năm 1996. Ảnh: Reuters
Các tay súng Taliban năm 1996. Ảnh: Reuters
Một chiếc xe tăng, với lá cờ trắng nhô ra từ ăng-ten, đậu ở lối vào của sân bay. Ban đầu, Alan cho rằng, lá cờ trắng biểu thị cho sự đầu hàng của các lực lượng khác với Taliban. Nhưng sau đó, phóng viên ảnh này được giải thích rằng đó là lá cờ của Taliban. Màu trắng tượng trưng cho tuyên bố của tổ chức này về mục đích trong sạch, diệt trừ tham nhũng - tình trạng phổ biến khi đó.
Theo mô tả của phóng viên ảnh người Mỹ, thủ đô Kabul năm 1996 là một thành phố của sự đổ nát, gợi nhớ đến cảnh tượng các thành phố bị đánh bom trong Thế chiến II.
Người dân và khung cảnh đổ nát ở Afghanistan năm 1996. Ảnh: Getty
Phụ nữ và trẻ em chạy trốn khỏi thủ đô Kabul năm 1996. Ảnh: Reuters
Trẻ em Afghanistan nhặt ngũ cốc dưới một chiếc xe tải chở hàng nhân đạo ở Kabul, năm 2001. Ảnh: Reuters
Sự tàn phá ở thủ đô của Afghanistan không liên quan tới Taliban hay Liên Xô, mà là hậu quả của cuộc chiến giữa các phe nhóm trong phong trào Mujahideen.
Một số cửa hàng và chợ thời điểm đó được mở cửa nhưng hàng hóa không đa dạng. Rất ít phụ nữ xuất hiện trên đường phố. Nếu có, họ che kín mít từ đầu đến chân bằng burqa, theo Alan.
Rất ít phụ nữ xuất hiện trên đường phố sau khi Taliban nắm quyền, nếu có, họ thường che kín mít chỉ chừa đôi mắt. Ảnh: Alan Chin
Taliban thiêu hủy các cuộn phim tháng 10/1996 theo luật Hồi giáo Sharia. Ảnh: Alan Chin
Theo luật Hồi giáo hà khắc của Taliban khi đó, tổ chức này hủy bỏ gần như toàn bộ các hình thức giải trí. Họ đập bỏ ti vi, phá hủy các băng đĩa nhạc và các tranh ảnh về phụ nữ mà Taliban cho là khiếm nhã nhất.
Phóng viên ảnh Alan cũng cùng với các đồng nghiệp khác đi khắp nơi ở Afghanistan để có cái nhìn toàn cảnh. Họ trông thấy những chiếc xe bọc thép cũ nằm rải rác ở các con đường. Một số xe khác bị bỏ rơi hoặc hư hại nặng. Các thị trấn hầu hết dùng điện từ máy phát.
Ảnh: Reuters
Lực lượng chống Taliban ngồi trên xe tăng Nga năm 2001. Ảnh: Reuters
Một chiếc xe tải chở bom bị lật khi đi đường vòng tránh một cây cầu bị phá hủy trên đường Kabul-Kandahar, Afghanistan, hồi tháng 10/1996. Ảnh: Alan Chin
Một nhân chứng mô tả lại cảnh ném đá cặp đôi bị phạt vì ngoại tình ở Afghanistan tháng 10/1996. Ảnh: Alan Chin
Alan sau đó mất 2 ngày di chuyển từ Kabul tới Kandahar, thủ phủ tinh thần của Taliban. Các cây cầu dọc quãng đường di chuyển gần 500 km đều bị phá hủy, khiến các xe muốn đi qua buộc phải di chuyển dưới lòng sông cạn. Người dân địa phương hầu như gặp khó khăn khi đi lại dưới lòng sông bùn lầy. Nhiều phương tiện cố đi qua đã bị lật nghiêng.
Khi tới Kandahar, Alan và các đồng nghiệp muốn điều tra về vụ việc một cặp đôi bị ném đá tới chết vì ngoại tình với nhau. Các nhân chứng và những người tham gia hình phạt hà khắc này tỏ ra không mấy quan tâm tới các nạn nhân. "Tôi không thấy chút hối tiếc nào cả. Tôi mừng vì luật Hồi giáo Sharia được thực thi", một tay súng Taliban khi đó nói.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo truyền thông Mỹ, các nhân viên người Afghanistan làm việc cho đại sứ quán Mỹ tại Kabul được cho là đang mất dần...