Chủ tịch Quốc hội Ukraine tuyên bố bất ngờ về mục tiêu gia nhập NATO

Chủ tịch Quốc hội Ukraine – ông Ruslan Stefanchuk – cho biết, Kiev sẽ không loại bỏ mục tiêu gia nhập NATO được ghi nhận trong hiến pháp của nước này, bất chấp sức ép quân sự từ Nga.

Chủ tịch Quốc hội Ukraine Ruslan Stefanchuk (bên trái) công bố đơn xin gia nhập EU cùng Tổng thống Ukraine Zelensky (ảnh: CNN)

Chủ tịch Quốc hội Ukraine Ruslan Stefanchuk (bên trái) công bố đơn xin gia nhập EU cùng Tổng thống Ukraine Zelensky (ảnh: CNN)

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Ukrainska Pravda hôm 25.4, ông Stefanchuk nhấn mạnh, Ukraine không có kế hoạch xóa bỏ quy định về mục tiêu gia nhập NATO khỏi bản hiến pháp sửa đổi năm 2019.

“Chúng tôi sẽ không làm như vậy. Thay đổi hiến pháp không và không bao giờ là mục tiêu”, ông Stefanchuk trả lời khi phóng viên hỏi về việc liệu Ukraine có thể loại bỏ chiến lược gia nhập NATO ghi nhận trong hiến pháp để đổi lấy hòa bình với Nga hay không.

Trước đó, Nga đã nhiều lần nhấn mạnh Ukraine trung lập và không gia nhập NATO là một trong các điều kiện quan trọng nhất để 2 bên đi tới một thỏa thuận hòa bình. Trong các cuộc đàm phán gần đây, Ukraine đề xuất một mô hình trung lập theo cách riêng. Theo đó, nước này sẽ đồng ý trung lập nếu được nhận bảo đảm an ninh từ bên thứ 3.

Trong cuộc phỏng vấn với ông Stefanchuk hôm 25.4, phóng viên của Ukrainska Pravda cũng đề cập đến vấn đề này.

“Theo ngài, nếu chúng ta nhận được sự bảo đảm rõ ràng từ một số quốc gia về an ninh, chúng ta có nên sửa đổi hiến pháp về vấn đề gia nhập NATO?”, phóng viên hỏi.

“Để làm gì? Nếu nhận được bảo đảm an ninh, chúng ta có thể sử dụng nó ngay lúc này. Còn những gì được nêu trong hiến pháp về việc gia nhập NATO, đó là tầm nhìn trong tương lai của Ukraine”, ông Stefanchuk nói.

Ukraine thúc đẩy gia nhập NATO là một trong những nguyên nhân chính khiến Nga mở chiến dịch quân sự (ảnh: CNN)

Ukraine thúc đẩy gia nhập NATO là một trong những nguyên nhân chính khiến Nga mở chiến dịch quân sự (ảnh: CNN)

Tháng 2.2019, Ukraine đã thông qua bản hiến pháp sửa đổi, ghi nhận gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO là 2 mục tiêu hàng đầu về đối ngoại của nước này. Ông Stefanchuk cho biết, mình đã làm việc ở nghị viện Ukraine khi hiến pháp sửa đổi được thông qua và “không dễ dàng” để đạt được điều đó. Ở chính trường Ukraine, ông Stefanchuk được biết đến là đồng minh thân cận của Tổng thống Zelensky.

Hôm 14.2, 10 ngày trước khi Nga mở chiến dịch quân sự, ông Stefanchuk tuyên bố nghị viện Ukraine sẽ không xem xét việc sửa đổi hiến pháp một lần nữa, liên quan đến vấn đề gia nhập NATO.

“Tôi tuyên bố gia nhập NATO là một phần trong hiến pháp Ukraine. Không có cuộc thảo luận, đàm phán nào liên quan đến việc từ bỏ mục tiêu này. Đây là vấn đề chủ quyền của mỗi quốc gia”, ông Stefanchuk nhấn mạnh.

Tuy nhiên, hôm 15.3, giữa xung đột Nga – Ukraine, Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, nước này không thể gia nhập NATO.

“Ukraine không phải quốc gia thành viên NATO. Chúng tôi hiểu điều đó. Suốt nhiều năm qua, chúng tôi luôn nghe rằng những cánh cửa rộng mở, nhưng cũng phải hiểu rằng Ukraine không thể gia nhập liên minh. Đó là thực tế và cần được chấp nhận”, ông Zelensky nói.

Nga tuyên bố ngừng bắn ở nhà máy thép Azovstal

Quân đội Nga sẽ tuân thủ lệnh ngừng bắn để dân thường ở nhà máy thép Azovstal rời đi theo bất cứ hướng nào, Bộ Quốc phòng Nga thông báo hôm 25.4.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - Ukrainska Pravda, Sputnik ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN