Chống dịch kiểu miễn dịch cộng đồng, Thụy Điển có muốn cũng không thể "quay đầu"?

Trong khoảng thời gian từ 13 – 20.5, Thụy Điển ghi nhận tỷ lệ người tử vong vì Covid-19 trên đầu người vào loại cao nhất thế giới. Theo đó, cứ 1 triệu dân Thụy Điển thì có 6,08 người tử vong do virus. Mặc dù các con số được đánh giá là “đau thương” nhưng Thụy Điển sẽ không muốn, hay nói đúng hơn là không thể thay đổi lựa chọn của mình.

Đến ngày 24.5, Thụy Điển ghi nhận 33.188 ca nhiễm Covid-19 với 3.992 trường hợp tử vong. So với Hy Lạp - quốc gia có dân số tương đương (khoảng 10 triệu người) – số ca nhiễm virus ở Thụy Điển là cao hơn rất nhiều. Đến ngày 24.5, Hy Lạp mới ghi nhận gần 3.000 trường hợp dương tính với Covid-19.

Na Uy, Đan Mạch – 2 quốc gia láng giềng của Thụy Điển – chỉ ghi nhận số ca nhiễm virus lần lượt là 8.346 và 11.289 trường hợp.

Giới quan sát quốc tế cho rằng, chiến lược miễn dịch cộng đồng gây tranh cãi của Thụy Điển là nguyên nhân chính khiến nước này có số người nhiễm và tử vong cao do virus.

Thụy Điển không áp dụng bất kỳ biện pháp chống dịch mạnh tay nào và cũng không xét nghiệm diện rộng. Chính phủ Thụy Điển muốn làm chậm sự lây lan của virus bằng cách khuyến khích người dân tự nguyện thực hiện giãn cách xã hội.

Đường phố tấp nập tại Thụy Điển trong dịch Covid-19 (ảnh: Theguardian)

Đường phố tấp nập tại Thụy Điển trong dịch Covid-19 (ảnh: Theguardian)

Một số quy định hạn chế trong dịch bệnh đã được chính phủ Thụy Điển ban hành, ví dụ như cấm tụ tập trên 50 người hay không được đến thăm các viện dưỡng lão.

Cuộc sống thường nhật ở Thụy Điển cũng không giống trước đây. Có ít người lui tới các trung tâm mua sắm và phương tiện công cộng hơn. Làm việc tại nhà cũng được khuyến khích. Tuy nhiên, người Thụy Điển vẫn được ra ngoài đi dạo một cách tự do, trường học, doanh nghiệp và các cửa hàng vẫn mở cửa.

Mặc dù số người tử vong do virus cao, khoảng 70% người dân Thụy Điển vẫn ủng hộ chiến lược miễn dịch cộng đồng, đây là lý do quan trọng nhất khiến chính phủ nước này tiếp tục bảo vệ cách phản ứng với dịch bệnh của mình.

Trên thực tế, không có nhiều những cuộc tranh luận công khai hoặc phản đối có tổ chức với miễn dịch cộng đồng ở Thụy Điển.

Đối mặt với nhiều cái chết xảy ra trong các viện dưỡng lão, nhiều người ở Thụy Điển đã đổ lỗi cho hệ thống chăm sóc yếu kém và thiếu sót về kinh tế - xã hội chứ không phải do miễn dịch cộng đồng.

Ảnh của Anders Tegnell, nhà dịch tễ học hàng đầu rất được tín nhiệm ở Thụy Điển (ảnh: Theguardian)

Ảnh của Anders Tegnell, nhà dịch tễ học hàng đầu rất được tín nhiệm ở Thụy Điển (ảnh: Theguardian)

Câu hỏi đặt ra là tại sao người dân Thụy Điển không hoài nghi về cách xử lý dịch bệnh của chính phủ.

Các chuyên gia phân tích đã chỉ ra mức độ tin cậy rất cao giữa người dân và chính phủ tại Thụy Điển. Sự minh bạch của nhà nước đã tạo môi trường khiến người dân đặt nhiều niềm tin cho giới chức và các chuyên gia y tế. Chính phủ Thụy Điển không muốn đánh mất niềm tin của người dân, vì vậy, họ sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi con đường đã lựa chọn từ đầu, mà nhiều chuyên gia cho rằng đó là chiến lược miễn dịch cộng đồng.

Thêm vào đó, bộ phận có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Thụy Điển là nhóm người nhập cư nghèo, ví dụ như cộng đồng người Somalia. Họ không có nhiều tiếng nói trong xã hội.

Người Thụy Điển có cách nhận thức rất khác biệt về dịch bệnh. Thay vì coi Covid-19 là tình trạng khẩn cấp quốc gia hay một cuộc chiến chống lại kẻ thù vô hình, người Thụy Điển dường như có xu hướng xem virus chỉ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng.

“Covid-19 ở Thụy Điển chỉ được xem như một vấn đề đòi hỏi cần tuân thủ các khuyến cáo của chuyên gia y tế, hơn là tình trạng sống còn cần phải tạm bỏ qua quyền công dân nhằm đảm bảo an ninh quốc gia.

Bất cứ khi nào một chuyên gia phân tích như tôi chỉ trích chiến lược chống dịch của Thụy Điển, câu trả lời sẽ là: Ông có phải chuyên gia y tế đâu”, Tae Hoon Kim, nhà phân tích kinh tế và địa chính trị Hàn Quốc đang sống ở Stockholm (Thụy Điển), nhận xét.

Một chuyên gia y tế bước ra khỏi lều xét nghiệm Covid-19 ở Thụy Điển (ảnh: Theguardian)

Một chuyên gia y tế bước ra khỏi lều xét nghiệm Covid-19 ở Thụy Điển (ảnh: Theguardian)

“Thụy Điển cũng chưa từng trải qua tình huống khẩn cấp hay khủng hoảng quốc gia nào trong hơn 100 năm trở lại đây. Kể từ sau cuộc tổng đình công năm 1909, Thụy Điển cũng không xảy ra bất kỳ xung đột xã hội sâu sắc nào. Vì vậy, một lời kêu gọi đoàn kết để đối phó với nghịch cảnh quốc gia không phải một phần trong văn hóa tập thể của Thụy Điển”, ông Kim nói thêm.

Sự thiếu kinh nghiệm khi đối phó với các cuộc khủng hoảng quốc  gia có thể lý giải vì sao giới chức Thụy Điển khá bình thản trước dịch bệnh. Nó cũng giải thích vì sao cơ quan y tế công cộng Thụy Điển không mấy e ngại chiến lược miễn dịch cộng đồng.

Theo ông Kim, trong khi các quốc gia khác xem miễn dịch cộng đồng là thử nghiệm nguy hiểm, Thụy Điển lại coi điều đó như một đơn thuốc. Miễn dịch cộng đồng không phải biện pháp chống dịch hoàn hảo, nhưng có thể giúp Thụy Điển giảm bớt tác động tiêu cực của Covid-19 đến kinh tế - xã hội.

Động thái bất ngờ của ông Trump gây tranh cãi giữa đại dịch

Trong bối cảnh số người tử vong vì Covid-19 tại Mỹ đã vượt mốc 100.000 trường hợp, Tổng thống Trump vẫn quyết ra khỏi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Theguardian ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN