Chính sách thương mại của ông Donald Trump khiến nhiều nước châu Á lo ngại

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Những chính sách thương mại với định hướng tăng thuế nhập khẩu mà ông Donald Trump có thể áp dụng khi chính thức trở lại Nhà Trắng đang khiến không ít doanh nghiệp châu Á lo lắng. Nhưng người dân Mỹ cũng có thể chịu hậu quả của chính sách này do giá cả tăng.

Từ đồng minh đến đối tác thương mại đều bị ảnh hưởng

Trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump khẳng định: “Như một trong nhiều sắc lệnh hành pháp đầu tiên của tôi, trong ngày 20-1 tôi sẽ ký tất cả các hồ sơ cần thiết để áp mức thuế quan 25% đối với tất cả các sản phẩm Mexico và Canada nhập khẩu vào Mỹ”. Về phần Trung Quốc, ông Trump cáo buộc Bắc Kinh không hành động đủ mạnh tay để ngăn chặn dòng ma túy trái phép tràn vào nước Mỹ từ phía biên giới Mexico và cảnh báo: “Đến khi nào họ chịu dừng lại, chúng tôi sẽ áp thêm 10% thuế quan lên tất cả hàng hóa của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ”.

Người tiêu dùng Mỹ có thể phải đối mặt với giá cả gia tăng do chính sách thuế của ông Donald Trump

Người tiêu dùng Mỹ có thể phải đối mặt với giá cả gia tăng do chính sách thuế của ông Donald Trump

Chính sách này chắc chắn sẽ tác động đáng kể đối với thương mại toàn cầu, nhưng đáng ngại nhất là với khu vực châu Á, nơi có tới 6 trong số 10 quốc gia mà Mỹ nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất. Đứng đầu danh sách các nước có thể bị ảnh hưởng là Trung Quốc, đối tác thương mại hiện có mức thặng dư với Mỹ lên tới 291,38 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng cam kết sẽ áp đặt mức thuế 60% lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, cao hơn nhiều so với mức thuế 7,5 - 25% trong nhiệm kỳ đầu của ông.

Không chỉ Trung Quốc, các doanh nghiệp Nhật Bản - đồng minh truyền thống lớn nhất của Mỹ ở châu Á cũng bày tỏ lo ngại về nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump. Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đạt 145 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này. Nhiều chuyên gia kinh tế Nhật Bản nhận định nếu ông Trump áp thuế chung từ 10-20% đối với hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp Nhật phải tìm cách chuyển hướng đầu tư sản xuất tại Mỹ. Nhật Bản hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Mỹ, với tổng giá trị đầu tư trực tiếp đến cuối năm 2023, tăng gấp đôi so với năm 2016.

Việc ông Trump tái đắc cử cũng đặt ra những thách thức với Ấn Độ. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã gọi Ấn Độ là “kẻ lạm dụng” thuế nhập khẩu vì áp dụng thuế quan cao và thao túng tiền tệ. Ông Trump có thể thúc đẩy Ấn Độ hạ thuế quan trong khi đồng thời áp thuế cao hơn đối với hàng hóa Ấn Độ như ô tô, hàng dệt may, dược phẩm và rượu vang. Các biện pháp như vậy sẽ khiến hàng xuất khẩu của Ấn Độ kém cạnh tranh hơn trên thị trường Mỹ, gây nguy hiểm cho các doanh nghiệp Ấn Độ vốn coi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình. Ngoài ra, việc ông Trump có thể thắt chặt các hạn chế đối với việc gia công phần mềm ở Ấn Độ có thể giảm doanh thu của các công ty công nghệ thông tin Ấn Độ.

Với phần lớn các quốc gia Đông Nam Á, cảm thấy e ngại đã xuất hiện ngay từ chiến dịch tranh cử Mỹ bắt đầu, với việc ông Trump cam kết áp dụng mức thuế từ 10% đến 20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các quốc gia, trong đó có ASEAN. Đây được coi là một thách thức lớn đối với một khu vực có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ như ASEAN. Gần như tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều là những quốc gia xuất khẩu ròng sang Mỹ. Ngoại trừ Lào, các nước còn lại đều xem Mỹ là một trong ba thị trường xuất khẩu hàng đầu của mình. Công ty tư vấn Oxford Economics gần đây ước tính rằng, các mức thuế do ông Trump đề xuất nếu thực sự đi vào áp dụng có thể khiến xuất khẩu từ các nước châu Á (không gồm Trung Quốc) giảm 3%. Một số nền kinh tế ở Đông Nam Á có thể sẽ chịu sự suy giảm mạnh hơn mức 3%.

Hóa đơn thanh toán của người dân Mỹ sẽ tăng

Giới chuyên gia nhận định kế hoạch tăng thuế của ông Trump có thể mang lại lợi ích cho các ngành công nghiệp của Mỹ, từng phải chật vật cạnh tranh với những nhà sản xuất nước ngoài có chi phí thấp hơn. Đòn áp thuế với hàng nước ngoài sẽ khiến nhu cầu thị trường đối với sản phẩm nội địa tăng lên, qua đó Chính phủ Mỹ cũng nhận được thêm tiền thuế từ doanh nghiệp trong nước. Nhưng lịch sử cho thấy nhóm được hưởng lợi sẽ thấp hơn nhiều so với số người tiêu dùng và nhà nhập khẩu chịu thiệt hại vì đòn thuế quan.

Các nhà kinh tế cảnh báo rằng, thuế quan của ông Trump sẽ thực sự là một loại thuế do người Mỹ trả, đẩy giá cả trong nước lên cao khi các công ty chuyển phần chi phí nhập khẩu tăng thêm cho người tiêu dùng. Ông Matt Priest, Chủ tịch các nhà phân phối và bán lẻ giày dép Mỹ (FDRA) cảnh báo rằng, các mức thuế mà ông Trump đề xuất sẽ trực tiếp làm tăng chi phí cho các nhà bán lẻ và người tiêu dùng, dẫn đến giá cả các mặt hàng thiết yếu hàng ngày như giày dép... tăng cao. Ông Melquiades Flores, chủ Công ty bán buôn nông sản M&M Tomatoes and Chile tại Los Angeles cho biết, khách hàng sẽ phải chịu giá cao hơn. Ông khẳng định: “Bất kể họ tính thuế bao nhiêu, giá tăng và người tiêu dùng gánh chịu”.

Ông Joe Brusuelas, Kinh tế trưởng thị trường Mỹ tại Công ty kiểm toán RSM thì lo ngại các doanh nghiệp có thể lợi dụng việc điều chỉnh thuế để tăng giá hàng hóa. Điều này từng xảy ra hồi năm 2022, khi xung đột Nga - Ukraine tạo cơ hội cho thương nhân đẩy giá lương thực và năng lượng đi lên. Còn bà Jen Harris, cựu quan chức Nhà Trắng và hiện là Giám đốc sáng kiến kinh tế và xã hội Quỹ William & Flora Hewlett, nhận xét: “Tôi lo ngại về các mức thuế không phân biệt áp dụng cho nhiều quốc gia ngoài Trung Quốc. Điều này có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng giá vô tội vạ”. Một phân tích của Goldman Sachs dự đoán rằng, các đợt tăng thuế mà ông Trump tuyên bố sẽ làm tăng chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) thêm 0,9%. Đảng Dân chủ và các tổ chức doanh nghiệp đã lên tiếng về rủi ro từ các mối đe dọa áp thuế của ông Trump. Các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện dự định sẽ đưa ra luật để tước bỏ khả năng áp thuế đơn phương của Tổng thống.

Ngoài việc tăng chi phí mà người Mỹ phải trả cho hàng hóa, lạm phát cao có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất ít hơn dự kiến trong năm tới. Điều đó sẽ khiến lãi suất đối với các khoản nợ thẻ tín dụng và các khoản vay khác vẫn giữ ở mức cao. Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nhóm nghiên cứu tại Washington, ước tính giá cả sẽ tăng 1% nếu ông Trump áp dụng mức thuế quan mới. Viện cũng ước tính đến năm 2026, GDP Mỹ sẽ thấp hơn 0,6% so với mức bình thường và tổng số việc làm tại nước này sẽ giảm hơn 1%. Ông Marcus Noland, chuyên gia cấp cao tại Viện Peterson cho hay, người dân tại các khu vực biên giới như Laredo, bang Texas, có thể chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên đến 2 chữ số. “Đó là nơi xe tải thông quan. Công việc của họ là trung gian thương mại, nhưng nếu không có giao thương, họ sẽ mất việc”, ông Noland giải thích.

Đặc biệt, các nhà sản xuất ôtô có thể gặp rủi ro rất lớn. Họ đã trở nên phụ thuộc vào mạng lưới nhà máy và nhà cung cấp phụ tùng trải dài khắp Mỹ, Mexico và Canada kể từ khi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ có hiệu lực cách đây 30 năm và sau đó là Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada. Các nhà phân tích tại Wolfe Research đánh giá mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada có thể làm giá một chiếc ôtô tăng

Nguồn: [Link nguồn]

Đề xuất tăng thuế quan của Mỹ có thể gây trở ngại cho tăng trưởng kinh tế, khi người tiêu dùng chi tiêu ít đi trước tình trạng giá cả cao hơn

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Sơn ([Tên nguồn])
Donald Trump Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN