Chính quyền quân sự Niger tuyên bố rắn trước khả năng liên quân Tây Phi can thiệp

Chính quyền quân sự ở Niger ngày 3/8 tuyên bố sẵn sàng đáp trả bất cứ "hành động gây hấn" nào từ phương Tây hay khối Tây Phi mà Niger là nước thành viên, các tướng lĩnh quân đội cho biết.

Các tướng lĩnh Niger đã thành lập chính quyền quân sự sau cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum.

Các tướng lĩnh Niger đã thành lập chính quyền quân sự sau cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum.

Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc Niger (CNSP) hôm 3/8 đã lên án hiệp ước quân sự với Pháp, cảnh báo các quốc gia láng giềng châu Phi không can thiệp vào vấn đề nội bộ của nước này. CNSP được chính quyền quân sự thành lập sau cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum. 

"Bất kỳ hành vi hoặc âm mưu gây hấn nào từ các nước thành viên Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đều sẽ bị quân đội Niger đáp trả ngay lập tức", tuyên bố cho biết.

Tướng Abdourahamane Tiani, người nắm quyền thực tế ở Niger, cũng thông báo quốc gia "chấm dứt ngay lập tức" mọi thỏa thuận hợp tác quân sự với Pháp, bao gồm thỏa thuận cho phép 1.500 binh sĩ Pháp đóng quân ở Niger.

Pháp duy trì binh sĩ ở Niger với lý do "đảm bảo an ninh" và phục vụ lợi ích quốc gia Pháp. Các công ty Pháp kiểm soát nhiều mỏ vàng và 2/3 lượng uranium khai thác ở Niger.

Tuần trước, tướng Tiani đã thông báo chấm dứt hợp tác với Pháp trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản và năng lượng.

Hôm 2/8, trong dịp kỷ niệm 63 năm Niger độc lập, không còn là thuộc địa của Pháp, chính quyền quân sự đã chặn các kênh truyền thông và đài radio Pháp phát sóng ở Niger. Tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ chính thức ở quốc gia hơn 26 triệu dân.

Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã ra tối hậu thư vào tuần trước, yêu cầu phe đảo chính ở Niger khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum hoặc ECOWAS sẽ can thiệp quân sự.

Thời hạn chót mà ECOWAS đặt ra cho chính quyền quân sự Niger là vào cuối tuần này. Nigeria, quốc gia có lực lượng quân đội hàng đầu trong khối, đã bắt đầu huy động binh sĩ áp sát biên giới với Niger.

Hôm 2/8, tướng Tiani cũng đưa ra tuyên bố cứng rắn, rằng Niger "bác bỏ mọi biện pháp trừng phạt và từ chối nhượng bộ trước bất kỳ mối đe dọa nào, dù nó đến từ đâu". Nếu ECOWAS tiếp tục theo đuổi giải pháp quân sự, đây sẽ là trận chiến vĩ đại vì nền độc lập thực sự của Niger, tướng Tiani nói.

Senegal, quốc gia thành viên ECOWAS, đã tuyên bố ủng hộ giải pháp quân sự. "Đã có quá nhiều các cuộc đảo chính xảy ra ở khu vực", Ngoại trưởng Senegal Aissata Tall Sall nói. "Binh sĩ Senegal sẽ tham gia nhiệm vụ mà ECOWAS đề ra, dù ở đâu".

Đảo chính ở Niger: Chuyện gì xảy ra nếu liên quân khối Tây Phi can thiệp quân sự?

Các quốc gia Tây Phi hầu hết đều có lực lượng quân sự hùng hậu và nếu phát động tấn công, phe quân đội đảo chính ở Niger sẽ không chống đỡ được lâu. Vấn đề nằm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN