Chính quyền Myanmar khai quật mộ người biểu tình, hé lộ kết luận gây sốc

Chính quyền Myanmar xác nhận khai quật thi thể Kyal Sin (19 tuổi), người đã trở thành biểu tượng của phong trào biểu tình sau khi cô bị bắn tử vong ở Mandalay, để tiến hành công tác khám nghiệm.

Kênh truyền hình MRTV của chính quyền Myanmar hôm qua, 6/3, công bố kết quả khám nghiệm tử thi của Kyal Sin sau khi mộ phần của cô này bị khai quật.

Kết quả kiểm tra cho thấy Kyal Sin “không phải bị cảnh sát bắn tử vong”, vì viên đạn trong đầu Sin - có kích thước 1,2cmx0,7cm - không giống với loại đạn mà cảnh sát sử dụng.

Sin tử vong vì bị bắn từ phía sau, trong khi vào thời điểm xảy ra vụ va chạm, cảnh sát đang đứng phía trước.

Kyal Sin (mặc áo đen). Ảnh: Reuters

Kyal Sin (mặc áo đen). Ảnh: Reuters

Tang lễ Kyal Sin. Ảnh: Reuters

Tang lễ Kyal Sin. Ảnh: Reuters

Nhóm khám nghiệm nhận định Kyal Sin bị sát hại bởi một khẩu súng có thể bắn đạn cỡ 38. “Có thể những người không muốn Myanmar ổn định đã tiến hành vụ ám sát”, MRTV cho biết.

Nhóm khai quật thi thể Kyal Sin có cảnh sát, thẩm phán và các bác sĩ.

Kyal Sin, hay còn được gọi là “Thiên thần”, đã trở thành biểu tượng của cuộc biểu tình phản đối đảo chính Myanmar sau khi tử vong với chiếc áo phông có dòng chữ “Mọi thứ sẽ ổn”.

Kyal Sin nhằm trong số 38 người thiệt mạng ở Myanmar hôm thứ Tư.

Những người phản đối đảo chính mô tả cuộc khai quật thi thể Sin là một sự xúc phạm đối với gia đình nạn nhân, và là nỗ lực của cảnh sát nhằm che giấu tội lỗi.

Truyền hình nhà nước cho biết cơ quan chức năng đã xin phép gia đình Sin để được khai quật thi thể, nhưng không cho biết đã được gia đình Sin cho phép hay chưa.

Theo lời kể của các nhân chứng, thi thể của Kyal Sin được khai quật hôm thứ Sáu. Sau quá trình khám nghiệm, mộ phần của Sin đã được trát xi măng mới.

Nguồn: [Link nguồn]

Myanmar: Người biểu tình tung ”bảo bối tạo vận xui”, cảnh sát không dám đi qua

Những người biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar tin rằng, khi treo những món đồ này ra giữa đường, cảnh sát sẽ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN