Đảo chính ở Myanmar: Dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của bà Aung San Suu Kyi?

Tương lai chính trị của Aung San Suu Kyi – nữ lãnh đạo Myanmar – ngày càng trở nên mù mịt khi tình hình cả trong và ngoài nước sau vụ chính biến trở nên bất lợi đối với bà.

Bà Aung San Suu Kyi – nữ lãnh đạo Myanmar – có thể bị quân đội quản thúc tại gia cho đến cuối đời, theo chuyên gia (ảnh: Guardian)

Bà Aung San Suu Kyi – nữ lãnh đạo Myanmar – có thể bị quân đội quản thúc tại gia cho đến cuối đời, theo chuyên gia (ảnh: Guardian)

Theo các chuyên gia, sau vụ chính biến hôm 1.2, quân đội Myanmar có thể dựa vào Trung Quốc để hạn chế áp lực quốc tế.

Một nguồn tin quân sự Trung Quốc nói với tờ SCMP rằng, vụ chính biến ở Myanmar đẩy Bắc Kinh vào thế khó xử. Trung Quốc có mối quan hệ tốt với cả chính quyền của bà Suu Kyi và lực lượng quân đội của Thống tướng Min Aung Hlaing.

“Vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ quân đội Myanmar và chính quyền dân cử của bà Suu Kyi đều có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc chỉ có thể theo dõi tình hình, không thể làm gì”, nguồn tin giấu tên cho hay.

Hôm 2.2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân nhấn mạnh, Bắc Kinh hy vọng các bên ở Myanmar ngồi lại cùng xử lý bất đồng bằng “biện pháp thích hợp”.

Ông Vương kêu gọi các nước “bình tĩnh” và hành động góp phần giải quyết vấn đề Myanmar một cách “hòa bình”.

Quân đội nắm quyền kiểm soát ở Myanmar (ảnh: Daily Mail)

Quân đội nắm quyền kiểm soát ở Myanmar (ảnh: Daily Mail)

Theo các chuyên gia, tuyên bố trên cho thấy Trung Quốc sẽ không can thiệp nhằm giúp chính quyền của bà Suu Kyi khôi phục quyền lực.

Trong khi đó, Mỹ – quốc gia thể hiện rõ quan điểm bênh vực chính quyền dân cử do bà Suu Kyi lãnh đạo – lại không có nhiều biện pháp để can thiệp vào Myanmar.

Larry Jagan – chuyên gia phân tích chính trị Myanmar độc lập – cho rằng, vụ đảo chính là biện pháp để quân đội Myanmar thiết lập lại ảnh hưởng ở quốc gia Đông Nam Á.

“Quân đội muốn tái lập vai trò của họ đối với chính trị Myanmar, ít nhất là trong thời gian ngắn hạn. Các tướng lĩnh không muốn bà Suu Kyi trở thành một phần trong tương lai của Myanmar. Nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài, bà ấy có thể bị quản chế đến cuối đời”, ông Jagan nói.

Giữa trưa ngày 1.2, nhiều người dân khắp Myanmar đã tháo lá cờ của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Suu Kyi lãnh đạo xuống.

“Đây là dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của bà Suu Kyi. Bà ấy đã cao tuổi và có nhiều nghi vấn về sức khỏe. Tương lai của bà Suu Kyi sẽ là tuổi già và sự cô độc. Tôi nghĩ đó là điều quân đội Myanmar mong muốn”, ông Jagan nói thêm.

2 ngày kể từ sau vụ chính biến, người dân Myanmar lo đi rút tiền tại các cây ATM và tích trữ thực phẩm hơn là xuống đường biểu tình đòi quân đội trả lại quyền lực cho chính quyền cũ.

Người dân Myanmar hầu như không phản ứng trước thông tin bà Suu Kyi bị bắt giữ (ảnh: SCMP)

Người dân Myanmar hầu như không phản ứng trước thông tin bà Suu Kyi bị bắt giữ (ảnh: SCMP)

Theo các chuyên gia, có thể sẽ có một số cuộc biểu tình nhỏ ở Myanmar nếu các lãnh đạo của NLD kêu gọi. Tuy nhiên, nó sẽ nhanh chóng bị quân đội dập tắt.

“Tình hình ở Myanmar phụ thuộc vào việc liệu những người ủng hộ NLD, bà Suu Kyi, có tổ chức biểu tình hay không và liệu quân đội có đủ khả năng xử lý ổn thỏa các vấn đề trong, ngoài nước hay không”, Song Qingrun, phó giáo sư từ Đại học Nghiên cứu Đối ngoại Bắc Kinh, nhận xét.

“Tôi không nghĩ người dân Myanmar sẽ chấp nhận tình hình này. Họ không muốn quay lại thời kỳ quân đội kiểm soát đất nước. Bà Suu Kyi như bức tường thành của chính quyền dân sự. Tuy nhiên, phản ứng của người dân Myanmar hiện tại là rất yếu ớt”, Phil Robertson – Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) – nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Myanmar: Dòng chữ viết tay trên mảnh giấy nhàu của bà Suu Kyi tiết lộ gì về vụ chính biến?

Sau khi lãnh đạo Myanmar – bà Aung San Suu Kyi bị bắt giữ trong vụ chính biến ngày 1.2 – đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Sun Times, SCMP, CGTN, The Guardian ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN