Chiến tranh Tống-Kim và nỗi nhục hiếm thấy của một triều đại Trung Hoa

Sau giai đoạn phát triển cực thịnh, sự trỗi dậy của nhà Kim ở phương bắc đã đánh dấu giai đoạn chìm trong khói lửa của nhà Tống và để lại cho người Trung Hoa nỗi nhục hiếm thấy trong lịch sử.

Chiến tranh Tống-Kim và nỗi nhục hiếm thấy của một triều đại Trung Hoa - 1

Nhà Tống là triều đại hiếm hoi ở Trung Hoa có kinh đô bị kẻ thù chiếm, hoàng đế bị bắt sống.

Mối quan hệ hòa hoãn Tống-Liêu kéo dài suốt hơn 100  năm, đến khi binh biến nổ ra ở phương bắc. Nhà Kim do tộc người Nữ Chân thành lập ở Hội Ninh phủ (nay thuộc Hắc Long Giang). Thủ lĩnh tộc người Nữ Chân là Hoàn Nhan A Cốt Đả xưng là Kim Thái tổ, tiến quân đánh Liêu, theo Ancient.eu.

Nỗi nhục hiếm thấy trong lịch sử

Năm 1120, nhận thấy quân Kim đang chiếm ưu thế, nhà Tống thời Tống Huy Tống chủ trương liên minh với Kim đánh Liêu, hi vọng nhân cơ hội này đòi lại  vùng Yên Vân mà Liêu chiếm đóng trước đây. Theo kế hoạch, sau khi thắng lợi, đất Yên Vân trả về cho Tống. Nhà Tống đem số vàng bạc, số lụa hàng năm tặng cho Liêu trước đây,  nộp cho Kim.

Nhưng chiến dịch quân sự của nhà Kim diễn ra suôn sẻ bao nhiêu thì ở phía nam, quân Tống rệu rã đến mức hai lần xuất quân đánh Liêu, nhưng đều thất bại, sau đánh thành Yên Kinh (ngày nay là Bắc Kinh) cũng không xong.

Nhà Tống lại phải nhờ đến quân Kim. Kim hạ được Yên Kinh rồi hạ luôn mấy kinh đô nữa của Liêu. Vua Liêu mất nước, bị bắt sống năm 1125. Nhà Kim lúc đó do Kim Thái Tông Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi nắm quyền, thay cho Kim Thái tổ qua đời.

Sau khi diệt Liêu, thấy triều đình nhà Tống hủ bại, bị gian thần kiểm soát, Kim Thái Tông quyết định thừa thắng đánh tiếp xuống phía nam. Tống Huy Tông hoảng sợ vội viết chiếu thư thoái vị, nhường  cho thái tử Triệu Hoàn lên ngôi, gọi là Tống Khâm Tông.

Nhà Tống không làm sao đối phó được với các bộ tộc du mục phương bắc, bao gồm cả nhà Kim và sau này là Mông Cổ.

Nhà Tống không làm sao đối phó được với các bộ tộc du mục phương bắc, bao gồm cả nhà Kim và sau này là Mông Cổ.

Nội bộ triều đình nhà Tống khi đó không thống nhất được xem nên hòa hay nên đánh. Tống Khâm Tông và tể tướng Lý Bang Ngạn, Trương Bang Xương, chủ trương chịu nhục cầu hoà, đồng ý cắt đất cho Kim. Phái chủ chiến của Lý Cương cho rằng cần phải đánh lại vì vua mới lên ngôi.

Không cần chờ vua tôi nhà Tống suy nghĩ. Đầu năm 1126, quân  Kim đã đánh đến kinh đô Biện Kinh (nay là Khai Phong). Lúc này, phong trào Cần vương ở các địa phương sôi nổi, người dân đồng loạt đứng lên cứu viện.

Quân Kim thấy vậy liền chủ động lui quân về phía bắc để củng cố lực lượng, đem theo một lượng lớn vàng bạc, châu báu mà nhà Tống giao nộp. Nhà Tống khi đó tưởng mọi chuyện đã xong, chủ quan không phòng bị.

Tháng 8 năm 1126, sau một mùa hạ chỉnh đốn lực lượng, quân Kim lại vây thành Biện Kinh. Vua tôi nhà Tống dũng mãnh chiến đấu, nhưng cũng chỉ cầm chân được quân Kim trong vòng 4 tháng thì đầu hàng, thành Biện Kinh thất thủ.

Tháng 1.1127, quân Kim lần lượt đem Tống Huy Tông, Tống Khâm Tông về kinh đô nước Kim, vĩnh viễn không bao giờ được trở lại Trung Hoa. Bị bắt theo hai vua Tống còn có tông thất hơn 3.000 người, của cải triều đình nhà Tống bị cướp sạch. Sử sách gọi đây là sự kiện Tĩnh Khang, là mối hận to lớn chưa từng thấy khi một triều đại Trung Hoa bị chiếm kinh đô, vua tôi bị bắt sống. Các sử gia sau này đánh giá đây là nỗi nhục hiếm thấy đối với một triều đại trong lịch sử Trung Hoa

Vua Tống hèn nhát, giang sơn chia cắt

Con trai thứ 9 của Tống Huy Tông là Triệu Cát may mắn trốn được xuống phía nam, lập nên triều Nam Tống, gọi là Tống Cao Tông.

Lúc Tống Cao Tông mới xuống phía nam, lãnh thổ Đại Tống vẫn còn nhiều. Nhưng vì lo sợ quân Kim kéo đến, Tống Cao Tông cho lui binh hẳn xuống thành Lâm An, (nay là Hàng Châu, Triết Giang). Quân Kim chiếm được Thiểm Tây, Sơn Đông và Hà Nam thì tạm yên, dù từng có lúc kéo đến sát bên ngoài thành Lâm An.

Nhạc Phi là điểm sáng hiếm hoi dưới thời nhà Nam Tống.

Nhạc Phi là điểm sáng hiếm hoi dưới thời nhà Nam Tống.

Dưới thời Tống Cao Tông, nhà Nam Tống chủ trương cầu hòa, không muốn kháng chiến. Nhưng do áp lực trong triều và từ người dân, Tống Cao Tống miễn cưỡng tổ chức các chiến dịch Bắc phạt, tuy không thành công nhưng cũng chặn được thế tiến công của quân Kim.

Nhà Nam Tống thời bấy giờ xuất hiện nhiều nhân vật kiệt xuất, chủ trương khôi phục giang sơn Đại Tống như xưa, nổi bật nhất trong số đó là danh tướng Nhạc Phi.

Ông là người duy nhất đánh sâu vào lãnh thổ Bắc Tống năm xưa, khiến quân Kim khiếp đảm. Nhưng đúng lúc sắp tiến đánh đến thành Biện Kinh, Nhạc Phi bị tể tướng Tần Cối triệu về kinh.

Người Kim vốn ôm hận Nhạc Phi sâu sắc, bắt triều đình nhà Tống phải giết hại Nhạc Phi để làm điều kiện hoà nghị. Năm 1141, Nhạc Phi và con trai Nhạc Vân, bị tể tướng Tần Cối hạ độc chết. Các văn quan võ tướng  hết lòng ủng hộ Nhạc Phi, kiên quyết chống Kim đều bị giáng chức hàng loạt.

Sau  này, quan hệ Tống-Kim tạm thời bước vào giai đoạn ổn định. Nhà Nước Kim cũng có mấy lần xâm phạm phía nam, nhưng không thành công. Nam Tống cũng mấy lần Bắc phạt nhưng không giành thêm được một tấc đất nào.

Lịch sử Trung Hoa hình thành cục diện Nam-Bắc đối nghịch, giữa Nam Tống và nhà Kim, đến khi quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn chỉ huy xuất hiện mới chấm dứt được cục diện này.

Triều đại Trung Hoa yếu kém nhất lịch sử không thể phục hưng vì một câu nói

Nhà Tống được các sử gia sau này đánh giá là triều đại xưa nay hiếm trong lịch sử Trung Hoa, tuy phát triển vượt bậc,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN