Anh từng định cho gà vào trong mìn hạt nhân nặng hơn 7 tấn để đối phó Liên Xô

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 23

Ở thời kỳ Chiến tranh Lạnh, người Anh đã thiết kế một loại mìn hạt nhân đặc biệt dùng để cản bước trong trường hợp Liên Xô tiến quân. Hiệu quả của loại mìn này phụ thuộc vào những con gà sống.

Một phụ nữ cùng bạn trai nhìn qua phía bên kia của Bức tường Berlin - một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh - năm 1962. Ảnh: Getty

Một phụ nữ cùng bạn trai nhìn qua phía bên kia của Bức tường Berlin - một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh - năm 1962. Ảnh: Getty

Hai năm sau khi Thế chiến II kết thúc, Chiến tranh Lạnh nổ ra. Đây là thời kỳ rất căng thẳng với các nước châu Âu khi họ bị mắc kẹt trong cuộc đối đầu giữa 2 siêu cường Mỹ và Liên Xô.  

Lãnh thổ Đức, nơi bị chia cắt thành 2 phần (Đông Đức và Tây Đức) hậu Thế chiến II, trở thành "chiến trường" nơi Chiến tranh Lạnh trở nên "nóng bỏng". 

Lo ngại tiềm lực hạt nhân và sức mạnh quân sự hùng hậu của Liên Xô, Anh triển khai nhiều ý tưởng đối phó trong trường hợp Liên Xô (đang kiểm soát Đông Đức) tiến quân sang Tây Đức (Anh, Pháp, Mỹ kiểm soát). Một trong số đó là chế tạo mìn hạt nhân trong dự án mang mật danh Blue Peacock (Chim công xanh).

Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Vũ khí Hoàng gia Anh (RARDE) đã nghiên cứu nhiều cách để ngăn Liên Xô bằng vũ khí hạt nhân, nhưng dự án Blue Peacock liên quan đến một vũ khí khác thường: mìn hạt nhân kết hợp với gà.

Theo kế hoạch, người Anh tính chôn mìn hạt nhân ở đồng bằng Bắc Đức. Nếu quân Liên Xô tiến vào Tây Đức, người Anh sẽ chờ đối phương ổn định vị trí rồi cho nổ mìn hạt nhân ngay bên dưới.

Một quả mìn hạt nhân phát nổ sẽ gây ô nhiễm phóng xạ trên diện rộng. Ảnh minh họa

Một quả mìn hạt nhân phát nổ sẽ gây ô nhiễm phóng xạ trên diện rộng. Ảnh minh họa

Mìn hạt nhân khác loại thông thường là chúng không hề nhỏ. Mỗi quả nặng 7,2 tấn, được thiết kế để có thể hoạt động mà không cần người giám sát, đề phòng trường hợp quân đội Anh phải rút lui bất ngờ. Mìn hạt nhân còn được thiết kế để chống can thiệp từ bên ngoài, khiến mìn phát nổ chỉ trong 10 giây nếu bị di chuyển, đục phá vỏ hoặc nước lọt vào trong.

Với sức công phá mạnh tương đương 10.000 tấn thuốc nổ TNT, mỗi quả mìn mạnh bằng một nửa quả bom nguyên tử đã hủy diệt thành phố Nagasaki năm 1945, theo trang All Thats Interesting. Mìn hạt nhân có thể được kích nổ bằng dây điều khiển dài 5 km hoặc thiết bị hẹn giờ với thời hạn tối đa 8 ngày. Khi nổ, mìn tạo ra hố sâu có đường kính hơn 300m và gây ô nhiễm phóng xạ trên diện rộng.

Người Anh còn kỳ vọng mìn hạt nhân sẽ khiến Liên Xô phải rời khỏi nước Đức vì ô nhiễm phóng xạ. 

"Một quả mìn hạt nhân được đặt khéo léo không chỉ phá hủy các cơ sở, công trình ở diện rộng mà còn khiến đối phương phải rời bỏ khu vực đồn trú vì ô nhiễm phóng xạ", National Interest dẫn nội dung từ một tài liệu chính sách tuyệt mật của Anh năm 1955. 

Vậy gà đóng vai trò gì trong mìn hạt nhân của Anh?

Gà có vai trò đặc biệt trong loại mìn hạt nhân mà người Anh chế tạo. Ảnh minh họa: All Thats Interesting

Gà có vai trò đặc biệt trong loại mìn hạt nhân mà người Anh chế tạo. Ảnh minh họa: All Thats Interesting

Quay trở lại với quá trình chế tạo. Một trong những tình huống khó khăn mà người Anh phải đối mặt là loại mìn hạt nhân này không thể phát nổ nếu nhiệt độ quá thấp do bên trong có nhiều bộ phận phức tạp. Khu vực dự kiến chôn mìn ở phía bắc nước Đức, nơi nhiệt độ thường xuống dưới mức đóng băng vào mùa đông. 

Ban đầu, các kỹ sư đề xuất bọc từng quả mìn nặng hơn 7 tấn trong những chiếc gối bằng sợi thủy tinh để giữ nhiệt nhưng không khả thi. Sau đó, họ nảy ra ý tưởng khác thường: Dùng gà sống. Những con gà sẽ được thả bên trong mỗi quả mìn với lượng thức ăn vừa đủ để chúng tồn tại 8 ngày. Nhiệt độ từ gà sẽ giữ ấm mìn cho đến khi nó phát nổ.

Từ ý tưởng lạ lùng này, các kỹ sư Anh đã chế tạo 2 nguyên mẫu. Năm 1957, quân đội Anh thậm chí còn đặt hàng 10 quả mìn hạt nhân.  

Tuy nhiên, sau 4 năm miệt mài theo đuổi dự án Blue PeaCock, người Anh phải ngậm ngùi từ bỏ. 

Năm 1958, Bộ Quốc phòng Anh hủy bỏ dự án được đánh giá là "có lỗ hổng về mặt chính trị" với lý do lo ngại về bụi phóng xạ và sự tàn phá lãnh thổ của các đồng minh.

Sau khi bị hủy, dự án Blue Peacock vẫn được giữ kín trong nhiều thập kỷ. Tới năm 2004, dự án này mới được giải mật. 

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 23

Nguồn: [Link nguồn]

”Bom 4 chân” biết chạy: Vũ khí đáng gờm Liên Xô dùng để diệt xe tăng Đức

Trong tình cảnh thiếu vũ khí chống tăng hiệu quả khi đối đầu quân xâm lược Đức quốc xã, Hồng quân Liên Xô quyết định sử dụng “bom 4 chân” biết chạy. Loại vũ khí đáng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - (t/h) ([Tên nguồn])
Động vật "hóa" vũ khí đáng sợ trong Thế chiến và Chiến tranh Lạnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN