Chiến thắng bước đầu của Ukraine trên đường đến với EU

Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) ngày 21-6 đạt được sự đồng thuận chính trị về việc cấp tình trạng ứng cử viên EU cho Ukraine.

Hãng tin TASS dẫn lời Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune sau cuộc họp của Hội đồng EU cho biết: "Các quốc gia EU đã đạt được sự đồng thuận rộng rãi, một sự đồng thuận chính trị đầy đủ về việc cấp tình trạng ứng cử viên cho Ukraine để trở thành một thành viên của EU". 

Theo ông Beaune, cuộc thảo luận về khả năng xem xét cấp tình trạng ứng cử viên cho Ukraine được các quốc gia EU cố gắng thực hiện trong thời gian ngắn nhất. Ông Beaune cũng đề cập tới nguyện vọng gia nhập EU của Moldova và Georgia. 

Tại Hội nghị thượng đỉnh EU dự kiến tổ chức ở Brussels - Bỉ vào ngày 23 và 24-6, các nhà lãnh đạo EU sẽ ký kết văn bản đồng thuận và đưa Ukraine cùng Moldova vào danh sách ứng cử viên gia nhập EU. Bộ trưởng Ngoại giao Luxembourg Jean Asselborn nói rằng không có quốc gia EU nào phản đối đề xuất này. 

Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) ngày 21-6 đạt được sự đồng thuận chính trị về việc cấp tình trạng ứng cử viên EU cho Ukraine. Ảnh: Shutterstock

Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) ngày 21-6 đạt được sự đồng thuận chính trị về việc cấp tình trạng ứng cử viên EU cho Ukraine. Ảnh: Shutterstock

"Chúng tôi muốn giúp người dân Ukraine đến với giấc mơ châu Âu. Việc cấp tình trạng ứng cử viên là một bước đi và sự khích lệ để làm điều đó. Còn rất nhiều nghĩa vụ phải thực hiện" - Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Jeppe Kofod nói.

Trước đó, cùng ngày 21-6, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Roberta Metsola kêu gọi EU nên cấp tình trạng ứng cử viên cho Ukraine để "thúc đẩy tinh thần của người dân Ukraine" mặc dù phải tiến hành "nhiều bước khác nhau" nữa để Kiev có thể chính thức gia nhập EU.

Ukraine và Moldova được cho là phải đáp ứng các điều kiện ban đầu về cải cách tư pháp và giải quyết tham nhũng cùng nhiều vấn đề khác, trước khi chuyển sang đàm phán gia nhập EU chính thức.

Trong một diễn biến khác, Giám đốc Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev ngày 21-6 cảnh báo Lithuania sẽ lãnh hậu quả nghiêm trọng vì lệnh cấm vận chuyển hàng hóa đến vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga. 

Giám đốc Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev. Ảnh: Moskva News Agency

Giám đốc Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev. Ảnh: Moskva News Agency

Lệnh cấm được công bố vào cuối tuần trước khiến Moscow tức giận. "Tất nhiên, Nga sẽ phản ứng với những hành động thù địch như thế này. Các biện pháp cần thiết sẽ được giới thiệu trong thời gian ngắn. Người dân Lithuania sẽ lãnh hậu quả nghiêm trọng" - ông Patrushev, cố vấn thân cận của Tổng thống Vladimir Putin, tuyên bố tại một cuộc họp an ninh ở Kaliningrad.

Bộ Ngoại giao Nga đã triệu tập Đại sứ EU tại Moscow để thảo luận về diễn biến trên. Trong cuộc họp, các nhà ngoại giao Nga phản đối hạn chế đơn phương do Lithuania áp đặt nhưng Đại sứ EU Markus Ederer nhấn mạnh rằng đó không phải là "phong tỏa" bởi người dân ở Kaliningrad vẫn đi lại bình thường và hàng hóa không nằm trong lệnh cấm vẫn được giao dịch. 

Ukraine thừa nhận tấn công giàn khoan Nga

Ukraine ngày 21-6 thừa nhận họ đã tấn công một giàn khoan dầu ở biển Đen vì nó được quân đội Nga sử dụng làm căn cứ quân sự, bao gồm các đơn vị đồn trú nhỏ và lưu trữ thiết bị để phòng không, chiến tranh radar và trinh sát. Cuộc tấn công diễn ra vào ngày 20-6 là cuộc tấn công đầu tiên nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng ngoài khơi ở Crimea kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Giàn khoan nằm ở ngoài khơi Crimea, cách đó khoảng 70 km.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia châu Âu bất ngờ nhập khẩu 3 tấn vàng Nga

Lần đầu tiên kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, một quốc gia châu Âu nhập khẩu vàng từ Nga - một động thái cho thấy lập trường của quốc gia này về vàng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Nghĩa ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN