Chiến sự Ukraine: Phương Tây đã và sẽ gửi các vũ khí nào cho Kiev?

Ban đầu, sự hỗ trợ quân sự của phương Tây với Ukraine còn dè dặt và thận trọng với mũ bảo hộ và áo chống đạn. Nhưng giờ đây, cả máy bay không người lái, có thể diệt xe tăng, cũng đã được gửi đến Ukraine.

Hệ thống tên lửa Stinger được sử dụng trong một cuộc tập trận. Ảnh: Getty

Hệ thống tên lửa Stinger được sử dụng trong một cuộc tập trận. Ảnh: Getty

Guardian hôm 17/3 đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố gói vũ khí trị giá 800 triệu USD cho Ukraine, trong bối cảnh phương Tây tăng cường viện trợ quân sự cho Kiev. 

Ban đầu, sự hỗ trợ của phương Tây còn dè dặt và thận trọng nhưng giờ đây, các vũ khí như máy bay không người lái - có khả năng diệt xe tăng và pháo ở khoảng cách 80 km, đã được gửi đến Ukraine. 

Máy bay không người lái Bayraktar TB2

Ảnh: AP

Ảnh: AP

Bayraktar TB2, loại máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, thường xuất hiện trong các video kể từ khi chiến sự xảy ra ở Ukraine. Theo tờ Guardian (Anh), loại vũ khí này đã không ít lần nhắm trúng các xe tăng và xe bọc thép Nga ở Ukraine. Tuy nhiên, khi quân đội Nga thiết lập hệ thống phòng không, các máy bay không người lái Bayraktar TB2 tỏ ra kém hiệu quả hơn.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu bán các máy bay không người lái Bayraktar TB2 cho Ukraine từ năm 2019. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ từ chối tiết lộ số lượng Bayraktar TB2 mà họ bán cho Ukraine. Nhưng một số nguồn tin độc lập cho biết, Kiev có khoảng 50 máy bay không người lái Bayraktar TB2. 

Máy bay không người lái "cảm tử"

Ảnh: U.S. Marine Corps

Ảnh: U.S. Marine Corps

Theo Guardian, ông Biden đã cung cấp "sự trợ giúp chưa từng có" với Ukraine khi chuyển tới lô vũ khí gồm 100 máy bay không người lái. Các quan chức Mỹ mô tả đây là các máy bay không người lái "cảm tử" (Switchblade drone), với cơ chế tự nổ khi va chạm. 

Mỗi máy bay không người lái "cảm tử" được xếp gọn gàng và đặt trong bệ phóng súng cối hạng nhẹ. Khi được phóng lên, phần cánh của máy bay không người lái bung ra. Máy bay không người lái "cảm tử" hướng đến mục tiêu và phát nổ khi va chạm. Phiên bản mạnh nhất của Switchblade drone có thể di chuyển với tốc độ 185 km/h và tầm hoạt động là 80 km. Phiên bản yếu hơn có tầm hoạt động khoảng 10 km.

Tên lửa Stinger 

Ảnh: EPA

Ảnh: EPA

Gói vũ khí gần nhất của Mỹ hỗ trợ Ukraine còn có 800 tên lửa Stinger. FIM-92 Stinger là hệ thống tên lửa phòng không vác vai (Manpads) thường được biên chế cho bộ binh hoặc sử dụng trên trực thăng. 

Theo Guardian, loại vũ khí này được đánh giá là rất hiệu quả trong các cuộc xung đột ở Afghanistan những năm 1980. Đức cũng cam kết gửi 500 tên lửa vác vai Stinger cho Ukraine. 

Tên lửa Javelin 

Ảnh: AP

Ảnh: AP

Javelin là tên lửa chống tăng sử dụng hệ thống tầm nhiệt để phát hiện mục tiêu. Trong gói vũ khí mới nhất mà Mỹ viện trợ cho Ukraine có khoảng 2.000 tên lửa loại này. Javelin có thể được bắn từ bệ phóng vác vai hoặc từ mặt đất. 

Súng chống tăng vác vai AT-4

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Nhà Trắng tuyên bố đang gửi 6.000 súng chống tăng vác vai AT4 tới Ukraine. AT4 là súng chống tăng cỡ nòng 84mm, do Thụy Điển sản xuất. Loại vũ khí này có tầm bắn là 500 mét. Loại vũ khí này đòi hỏi phải được đào tạo trước khi sử dụng và có nhược điểm là chỉ bắn được một lần. 

Hàng nghìn vũ khí chống tăng đã và đang được các nước châu Âu viện trợ cho Ukraine. Cụ thể, Đức cam kết gửi 1.000 súng chống tăng cho Kiev. Na Uy cam kết gửi 2.000 súng chống tăng và Thụy Điển đã gửi 5.000 khẩu. 

Vũ khí chống tăng hạng nhẹ NLAW

Ảnh: Getty

Ảnh: Getty

Anh đã gửi hơn 3.600 tên lửa NLAW - vũ khí chống tăng hạng nhẹ - cho Ukraine và dự kiến tiếp tục gửi thêm. 

Tên lửa NLAW nặng 12,5 kg và dài 1 mét. Điều này tạo thuận lợi cho bộ binh dễ dàng sử dụng. Tầm bắn tối đa của tên lửa này là 800 mét.

Tên lửa phòng không Starstreak

Ảnh: PA

Ảnh: PA

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hứa cung cấp một số lượng không xác định tên lửa phòng không Starstreak cho Ukraine. Starstreak là tên lửa phòng không vác vai do Anh tự nghiên cứu và sản xuất. Đây là mẫu tên lửa vác vai nhanh nhất thế giới với vận tốc sau khi khai hỏa lên tới 5.000 km/h. Tên lửa có tầm bắn 7.000m, chuyên tấn công máy bay và trực thăng ở tầm thấp.

Trực thăng Mi-17

Ảnh: EPA

Ảnh: EPA

Theo Guardian, Mỹ đã gửi 5 trực thăng Mi-17 cho Ukraine. Trực thăng Mi-17 được thiết kế vào cuối những năm 1970 như một bản nâng cấp của vận tải cơ Mi-8.  Nó sở hữu tốc độ tối đa là 250km/h và cho phép chở được 36 lính trang bị hạng nặng hoặc 4.000kg hàng hóa bên trong khoang.

Nguồn: [Link nguồn]

Cận cảnh 5 tên lửa MANPADS - loại vũ khí ”hủy diệt” nguy hiểm nhất thế giới

Top 5 hệ thống tên lửa phòng không vác vai hay hệ thống tên lửa phòng không di động (MANPADS) được Army Technology bình chọn dựa trên phạm vi, tốc độ và tính năng của chúng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Guardian ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN