Chiến sự Ukraine: Nga tiếp quản Mariupol, pháo kích khốc liệt ở Lugansk

Trong khi lực lượng Ukraine kiểm soát lại nhiều khu vực xung quanh Kiev sau khi quân đội Nga rút khỏi, ở khu vực phía nam và đông nam nước này, tình hình chiến sự diễn biến ngày càng cam go.

Xe tăng Nga bị phá hủy ở ngoại ô Kiev (ảnh: CNN)

Xe tăng Nga bị phá hủy ở ngoại ô Kiev (ảnh: CNN)

Hôm 4.4, thống đốc vùng Lugansk – ông Serhiy Gaidai – thông báo, quân đội Nga đang đổ về ngày càng đông và chuẩn bị mở chiến dịch quy mô lớn ở khu vực này.

“Phương tiện, vũ khí Nga dồn đến từ mọi hướng. Binh sĩ Nga tập hợp ngày càng đông. Họ đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn”, ông Serhiy Gaidai nói trong đoạn video đăng trên mạng xã hội.

“Những cuộc pháo kích ngày càng khốc liệt. Đêm qua, quân đội Nga muốn đột kích ở thành phố Rubizhne. Lực lượng của chúng tôi đã đẩy lùi họ. Hàng chục xe tăng bị phá hủy”, ông Serhiy Gaidai nói và kêu gọi người dân khẩn cấp rời khỏi Lugansk.

“Làm ơn, đừng do dự. Chúng tôi đã sơ tán hơn 1.000 người. Xin đừng đợi cho đến khi nhà của bạn bị đánh bom mới rời khỏi”, ông Serhiy Gaidai nói thêm.

Quân đội Nga sắp mở chiến dịch lớn ở Donbass, thống đốc vùng Lugansk cảnh báo (ảnh: TASS)

Quân đội Nga sắp mở chiến dịch lớn ở Donbass, thống đốc vùng Lugansk cảnh báo (ảnh: TASS)

Bộ Quốc phòng Ukraine hôm 4.4 cho hay, lực lượng Nga đang rút dần khỏi vùng ngoại ô Kiev để tập trung về phía nam và đông nam Ukraine. Trước đó, Nga đã tuyên bố chuyển trọng tâm chiến dịch vào vùng Donbass ly khai của Ukraine, bao gồm 2 tỉnh Donetsk và Lugansk.

Với sự hậu thuẫn của Nga, lực lượng ly khai ở Donetsk và Lugansk đứng trước khả năng có thể mở rộng khu vực kiểm soát vượt sang cả các tỉnh lân cận.

“2/3 lực lượng Nga ở vùng ngoại ô Kiev đã rút lui”, một quan chức Lầu Năm Góc Mỹ (giấu tên) nói với CNN.

Theo quan chức này, sau khi rút lui ở Kiev, quân đội Nga sẽ được nghỉ ngơi, tái trang bị và tham chiến ở khu vực phía nam, đông nam Ukraine.

Hôm 4.4, thị trưởng Mariupol – thành phố ở đông nam Ukraine – thông báo, hầu hết cơ sở hạ tầng ở đây đã bị phá hủy do giao tranh.

“Tin buồn là 90% cơ sở hạ tầng của Mariupol bị phá hủy, trong đó 40% không thể khôi phục. Các vụ ném bom vẫn tiếp tục, trong khi pháo phản lực quân đội Nga nã vào thành phố ngày càng nhiều. Phần lớn chúng được bắn từ ngoài khơi, nơi các tàu chiến Nga hiện diện”, Vadym Boichenko – thị trưởng Mariupol – tuyên bố.

Chính quyền Mariupol cho biết, vẫn còn hơn 130.000 dân thường chưa thể sơ tán khỏi thành phố.

“Chúng tôi muốn sơ tán những người còn mắc kẹt, nhưng có lẽ điều đó chưa thể thực hiện trong hôm nay”, ông Boichenko nói thêm.

Trong một thông báo cùng ngày, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, quân đội Nga đã tiếp quản Mariupol nhưng chưa thể giành toàn quyền kiểm soát thành phố. Hội đồng Mariupol tuyên bố, Nga đã hậu thuẫn một thị trưởng mới lên nắm quyền ở thành phố cảng chiến lược này.

Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) cho biết, do chính quyền Ukraine không còn kiểm soát được Mariupol, nên tạm thời họ chưa thể tiếp cận thành phố để hỗ trợ dân thường.

Hành lang trên bộ nối từ bán đảo Crimea, qua Mariupol tới vùng Donetsk là mục tiêu chiến lược của quân đội Nga (ảnh: DW)

Hành lang trên bộ nối từ bán đảo Crimea, qua Mariupol tới vùng Donetsk là mục tiêu chiến lược của quân đội Nga (ảnh: DW)

Hôm 4.4, Mikhail Mizintsev – lãnh đạo Trung tâm Quản lý Quốc phòng Nga – thông báo, Nga sẽ một lần nữa mở hành lang nhân đạo để sơ tán người dân khỏi Mariupol.

“Theo đề nghị của phía Thổ Nhĩ kỳ và nhằm mục đích duy nhất là nhân đạo, Nga sẽ mở các hành lang nhân đạo để người dân sơ tán khỏi Mariupol từ 6 giờ sáng ngày 5.4 (giờ Moscow)”, ông Mikhail Mizintsev nói và kêu gọi lực lượng Ukraine còn sót lại ở Mariupol nhanh chóng đầu hàng.

“Với mục đích nhân đạo nhằm đảm bảo tính mạng của người dân, quân đội Nga đề nghị lực lượng Ukraine cũng như các tay súng ngoại quốc ngừng hành động thù địch từ 6 giờ sáng ngày 5.4. Hãy hạ vũ khí và rút khỏi Mariupol sang khu vực mà Ukraine kiểm soát”, ông Mikhail Mizintsev nói thêm và khẳng định những người đầu hàng sẽ được bảo đảm tính mạng.

Bị ông Zelensky chỉ trích vì ngăn Ukraine gia nhập NATO năm 2008, cựu Thủ tướng Đức nói gì?

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều chỉ trích về chính sách “thân thiện” với Nga suốt 16 năm cầm quyền, đặc biệt là từ Tổng thống Ukrainr Zelensky, cựu Thủ tướng Đức Angela...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – CNN, TASS ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN