Chiến sự giữa Armenia và Azerbaijan: Thắng bại đã rõ?

Giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan đã trải qua ngày thứ 2 với nhiều thương vong và tình hình ngày càng ác liệt. Theo các chuyên gia, nếu Nga, Thổ Nhĩ Kỳ – 2 quốc gia có ảnh hưởng nhất đối với Armenia và Azerbaijan – không sớm can thiệp, diễn biến cuộc chiến sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Xe tăng của quân đội Azerbaijan tiến về nơi giao tranh với Armenia (ảnh: Reuters)

Xe tăng của quân đội Azerbaijan tiến về nơi giao tranh với Armenia (ảnh: Reuters)

Chỉ vừa qua 2 ngày giao chiến nhưng theo các chuyên gia, phần thắng trong cuộc chiến giữa Armenia và Azerbaijan xoay quanh khu vực Nagorno-Karabakh đầy tranh cãi đã rõ ràng.

Azerbaijan sẽ là nước giành phần thắng, tờ Aljazeera nhận định.

Azerbaijan giàu có hơn hẳn Armenia về mặt tài chính và tài nguyên. Những năm gần đây, Azerbaijan cũng mua sắm vũ khí nhiều hơn và được cho là có sự chuẩn bị cho cuộc chiến tốt hơn Armenia.

Hơn nữa, Azerbaijan được pháp luật quốc tế ủng hộ khi công nhận khu vực đang tranh chấp – Nagorno-Karabakh – thuộc lãnh thổ của quốc gia này.

Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia thuộc khối NATO – cũng đang ra sức ủng hộ Azerbaijan. Armenia mới đây cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ gửi quân đội, vũ khí hỗ trợ Azerbaijan và kêu gọi quốc tế kiềm chế Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, Armenia phải rút ngay quân đội khỏi Nagorno-Karabakh và đã đến lúc “kết thúc vấn đề”.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng là quốc gia có tiềm lực quân sự vào loại “đáng gờm” trên thế giới.

Giữa tháng 7 năm nay, đụng độ quân sự quy mô nhỏ giữa Azerbaijan và Armenia đã khiến 17 người thiệt mạng. Armenia tuyên bố ủng hộ Nagorno-Karabakh về mặt quân sự và điều cả máy bay, pháo binh, xe tăng hạng nặng tới hỗ trợ.

Thương vong dành cho cả  Azerbaijan và Armenia trong khi quốc tế kêu gọi ngừng chiến (ảnh: Daily Mail)

Thương vong dành cho cả  Azerbaijan và Armenia trong khi quốc tế kêu gọi ngừng chiến (ảnh: Daily Mail)

“Quân đội Azerbaijan đã chiến thắng và sẽ tiếp tục phản công. Giải quyết vấn đề Nagorno-Karabakh là nhiệm vụ lịch sử của chúng ta. Tôi đã nhiều lần nhấn mạnh điều này. Chúng ta phải khiến người dân Azerbaijan hài lòng”, Tổng thống Azerbaijan Ilkham Aliyev tuyên bố.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan thông báo rằng, mới giao chiến chưa đầy 100 giờ nhưng họ đã tiêu diệt hàng trăm binh sĩ Armenia, phá hủy nhiều máy bay, trực tăng, xe tăng của đối phương.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố ủng hộ Azerbaijan và lên án Armenia.

“Armenia đã tấn công Azerbaijan. Điều đó cho thấy nước này là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình và ổn định khu vực”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đăng trên mạng xã hội Twitter.

Nga – quốc gia có một căn cứ quân sự ở Armenia – vẫn chưa có nhiều động thái kiềm chế rõ ràng về cuộc xung đột.

Nhiều người dân ở Armenia đang mong chờ Nga xuất hiện như “cứu tinh” và giúp họ thoát khỏi nguy cơ chiến tranh toàn diện với Azerbaijan.

“Nếu không có Nga sẽ không có Armenia”, Armen Orbelyan – một doanh nhân 52 tuổi sống tại thủ đô Yerevan của Armenia – nói.

Nhiều nghị sĩ và chính trị gia ở Armenia cũng không ít lần lặp lại câu nói trên trong các bài phát biểu trên truyền hình. Trước đó, Nga đã thuyết phục Armenia hạn chế quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) để tham gia vào khối thương mại tự do do Nga lãnh đạo.

Theo các chuyên gia, nếu chiến sự kéo dài, Armenia sẽ ngày càng thất thế trước sức tấn công từ Azerbaijan.

Cùng với sự giúp đỡ của Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan đã dành nhiều năm để đòi lại phần lãnh thổ được quốc tế công nhận.

“Các hệ thống vũ khí tấn công của Azerbaijan hiện đại và có hỏa lực mạnh. Quân đội Azerbaijan cũng hừng hực khí thế vì họ muốn đòi lại phần lãnh thổ đang do Armenia kiểm soát. Cuộc chiến này chỉ như một màn thử nghiệm các vũ khí mới của Azerbaijan”, Richard Giragosian – chuyên gia phân tích quân sự tại Yerevan – nhận xét.

Xe tăng Azerbaijan bị trúng hỏa lực Armenia, bốc cháy dữ dội (ảnh: AP)

Xe tăng Azerbaijan bị trúng hỏa lực Armenia, bốc cháy dữ dội (ảnh: AP)

Armenia đang lên án việc “tấn công toàn diện” của quân đội Azerbaijan vào Nagorno-Karabakh. Armenia cáo buộc Azerbaijan nhận sự trợ giúp quân sự từ Thổ Nhĩ Kỳ để chiếm lợi thế. Tuy nhiên, Azerbaijan phủ nhận điều này.

“Azerbaijan có quân đội thường trực trong khi Nagorno-Karabakh và Armenia thường phải huy động quân nhân dự bị, tình nguyện để tham gia chiến đấu. Dịch Covid-19 đang cản trở Armenia bổ sung lực lượng. Azerbaijan có thể chiến thắng Armenia bằng một đòn chớp nhoáng. Họ có ưu thế hơn hẳn về hỏa lực và vũ khí”, Nikolay Mitrokhin – chuyên gia quân sự tại Đại học Bremen của Đức – nói.

Chính quyền Nagorno-Karabakh hôm 28.9 cho biết, 28 binh sĩ của họ đã thiệt mạng. Bộ Quốc phòng Armenia cho biết 200 binh sĩ và thường dân nước này bị thương do giao chiến với Azerbaijan.

Azerbaijan thông báo nước này có 7 người thiệt mạng, 30 người bị thương.

Hãng tin Interfax của Nga dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết, quân đội Azerbaijan đã chiếm được nhiều cao điểm chiến lược tại Nagorno-Karabakh.

“Tên lửa, pháo binh, không quân đã tấn công dữ dội vào các vị trí cố thủ, buộc đối quân đội Armenia phải đầu hàng”, Bộ Quốc phòng Azerbaijan thông báo.

Theo pháp luật quốc tế, Nagorno-Karabakh là một phần lãnh thổ của Azerbaijan. Tuy nhiên, đa số người sống tại khu vực này lại là người Armenia và họ tuyên bố ly khai và thành lập nước Cộng hòa Nagorno-Karabakh (tự xưng).

Giao tranh ác liệt giữa Azerbaijan và Armenia: Cận cảnh bắn xe tăng bốc cháy dữ dội

Giao tranh khốc liệt có sự tham gia của xe tăng, chiến đấu cơ và pháo binh nổ ra giữa Azerbaijan và Armenia hôm 27.9. Hai bên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Aljazeera, Reuters ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN