Chiến sự Armenia - Azerbaijan: Đến lượt Mỹ "ra tay"

Sau khi bản thỏa thuận ngừng bắn mới nhất bị “xé bỏ”, hôm 20.10, cả Armenia và Azerbaijan cùng tuyên bố sẽ cử các ngoại trưởng tới Mỹ để đàm phán chấm dứt xung đột.

Ông Trump muốn giúp Armenia và Azerbaijan hòa giải trước thềm bầu cử tổng thống, theo Reuters (ảnh: Reuters)

Ông Trump muốn giúp ArmeniaAzerbaijan hòa giải trước thềm bầu cử tổng thống, theo Reuters (ảnh: Reuters)

Trong khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp diễn ra, ông Trump đang đẩy mạnh can dự vào cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan. Đây có thể là di sản ngoại giao cuối cùng và cũng là tuyệt nhất mà ông Trump mang lại với tư cách Tổng thống Mỹ, Reuters bình luận.

Armenia và Azerbaijan sẽ cử bộ trưởng ngoại giao tới Washington để gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Tại đây, hai nước sẽ đàm phán về khả năng chấm dứt cuộc giao tranh ác liệt đã kéo dài từ cuối tháng 9 đến nay.

Trước đó, dưới sự thúc giục của Nga, Armenia và Azerbaijan đã có 2 bản thỏa thuận ngừng bắn, nhưng đều bị vi phạm chỉ vài phút sau khi ký kết.

Buổi đàm phán sắp tới do Mỹ đứng ra dàn xếp hy vọng sẽ là cơ hội mới để hai nước có thể ngưng chiến, tốt hơn hết là chấm dứt giao tranh tại khu vực Nagorno-Karabakh.

Hôm 20.10, Nagorno-Karabakh thông báo ít nhất thêm 43 người thuộc lực lượng quân sự của họ đã thiệt mạng.

Trong khi Nga thúc giục ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh, Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia thuộc khối NATO do Mỹ đứng đầu – lại tuyên bố ủng hộ Azerbaijan trong cuộc chiến.

Việc ngoại trưởng Azerbaijan và Armenia gặp nhau đàm phán tại Mỹ được cho là không liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Hai thỏa thuận ngừng bắn giữa Armenia và Azerbaijan trước đây đều bị “xé bỏ” chỉ sau vài phút (ảnh: Aljazeera)

Hai thỏa thuận ngừng bắn giữa Armenia và Azerbaijan trước đây đều bị “xé bỏ” chỉ sau vài phút (ảnh: Aljazeera)

Hôm 20.10, Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ cáo buộc rằng nước này cử lính đánh thuê tới giúp đỡ Azerbaijan. Tuy nhiên, năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã bán rất nhiều vũ khí hạng nặng cho Azerbaijan.

“Nếu ai đó chân thành mong muốn hòa bình giữa Azerbaijan và Armenia thì họ nên thúc giục Armenia chấm dứt việc chiếm giữ Nagorno-Karabakh. Azerbaijan không muốn chờ thêm 30 năm nữa”, Chủ tịch Quốc hội Azerbaijan – ông Mustafa Sentop – phát biểu.

Nagorno-Karabakh cho biết 772 chiến binh và 37 dân thường của khu vực này đã thiệt mạng kể từ khi giao tranh nổ ra.

Armenia thông báo quân đội nước này vừa chống trả thành công một cuộc pháo kích “đặc biệt dữ dội” từ Azerbaijan. Armenia cáo buộc nước này đang phải cùng lúc chiến đấu với 3 “kẻ thù” là Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và những tay súng đánh thuê nước ngoài.

Công kích “nhầm người”, ông Trump tự đưa chiến dịch tranh cử vào nguy hiểm?

Ông Trump vừa chỉ trích và chế nhạo một trong những nhân vật được người dân Mỹ kính trọng, yêu mến bậc nhất trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Reuters ([Tên nguồn])
Xung đột Armenia và Azerbaijan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN