Chiến lược năng lượng của Nga trong bối cảnh phương Tây áp đặt nhiều lệnh trừng phạt

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây được áp dụng theo sau cuộc xung đột ở Ukraine đã buộc Nga phải đại tu toàn bộ ngành năng lượng của mình.

Chính phủ Nga đang tìm cách hoàn thiện Chiến lược Năng lượng 2050 được mong đợi từ lâu trong bối cảnh một môi trường toàn cầu năng động và thay đổi nhanh chóng theo sau các lệnh trừng phạt liên tiếp của Mỹ và EU đối với hoạt động kinh doanh năng lượng của Moscow.

Các lệnh trừng phạt dày đặc của phương Tây được áp dụng theo sau cuộc xung đột ở Ukraine đã buộc Nga phải đại tu toàn bộ ngành năng lượng của mình và khiến công việc xây dựng Chiến lược Năng lượng 2050 đối mặt với nhiều sự chậm trễ.

Do đó, chiến lược năng lượng mà Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi cách đây 2 năm vẫn chưa được trình lên quốc hội Nga xem xét.

Một công nhân của Tập đoàn sản xuất dầu khí Surgutneftegas gần các máy bơm dầu ở vùng Surgut, trong lưu vực dầu mỏ Tây Siberia, Nga. Ảnh: TASS

Một công nhân của Tập đoàn sản xuất dầu khí Surgutneftegas gần các máy bơm dầu ở vùng Surgut, trong lưu vực dầu mỏ Tây Siberia, Nga. Ảnh: TASS

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak phụ trách các vấn đề về năng lượng, nói với hãng tin Interfax hồi tháng 7 rằng chính phủ Nga đang trong giai đoạn cuối cùng của việc xây dựng chiến lược này.

“Theo chỉ thị của Tổng thống Nga, Chiến lược Năng lượng 2050 đang trong giai đoạn cuối cùng, với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực của các ngành nhiên liệu và năng lượng đối với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”, ông Novak cho hay.

Theo ông Yuri Stankevich, Phó chủ tịch Ủy ban năng lượng của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, dự thảo chiến lược cuối cùng có thể được thảo luận rộng rãi vào mùa thu năm nay.

Trong năm đầu tiên của cuộc chiến, một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã khiến giá cả tăng vọt và mang lại cho Điện Kremlin thặng dư tài khoản vãng lai cao nhất mọi thời đại là 235 tỷ USD.

Tuy nhiên, khi lệnh trừng phạt dầu và các sản phẩm dầu Nga có hiệu lực vào cuối năm 2022, mức thặng dư đã giảm xuống còn 51 tỷ USD vào năm 2023. Gần đây hơn, vào tháng 12 năm ngoái, Mỹ bắt đầu áp dụng các lệnh trừng phạt bổ sung khiến khoảng 10% "hạm đội bóng tối", được sử dụng để vận chuyển dầu Nga cho khách hàng châu Á, phải ngừng hoạt động.

Chiến lược Năng lượng 2050 cần giải quyết tất cả những vấn đề này, cũng như nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng mới để định tuyến lại nguồn cung năng lượng và định hướng lại mạng lưới đường ống của Nga từ Tây sang Đông, và một số những thách thức khác.

Các lệnh trừng phạt đối với Moscow vẫn đang gia tăng, đặc biệt là khi Mỹ ngày càng nhắm mục tiêu vào các kế hoạch mở rộng công suất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga và các dự án sản xuất dầu trong tương lai của nước này.

Các biện pháp trừng phạt gần đây nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Tập đoàn Novatek ở Bắc Cực và các nhà thầu tham gia vào chương trình lớn của Vostok Oil, nhấn mạnh áp lực ngày càng tăng đè nặng lên tham vọng năng lượng của Nga.

Khi triển vọng toàn cầu về nhu cầu dầu khí thay đổi, với nhiều người ủng hộ quá trình chuyển đổi năng lượng dần dần, chính phủ Nga cũng phải đối mặt với tình trạng doanh thu từ lĩnh vực dầu khí của mình đang giảm do chi phí tăng cao.

Ông Stankevich, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Nga Rossiyskaya Gazeta, được xuất bản tuần trước, đã đề xuất tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện chất lượng sản xuất thay vì số lượng.

Tuy nhiên, Nga phải đối mặt với thách thức lớn về vấn đề này sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt trong lĩnh vực công nghệ nhằm cắt đứt nguồn cung đầu vào quan trọng vốn trước đây Nga nhận được từ các nhà cung cấp phương Tây.

Dự án Arctic LNG 2 bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng vì dự án này phụ thuộc vào các bộ phận phức tạp do một số ít công ty trên thế giới sản xuất, chủ yếu là các công ty phương Tây.

Ngành sản xuất điện cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì hầu hết các turbine khí được sử dụng trong các nhà máy điện đều do công ty Siemens của Đức sản xuất. Công ty này cũng đã rút khỏi Nga, khiến các công ty điện của Nga không có nguồn cung cấp phụ tùng thay thế.

Do lệnh trừng phạt, Tesla không đưa Cybertruck đến Nga, nhưng điều đó không thể ngăn cản lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov sở hữu siêu xe này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Đức (bne IntelliNews, Interfax) ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN