Chiến lược kinh tế mua hàng nội địa của TQ: Dân lấy đâu ra tiền?

Chiến lược kinh tế hướng nội, tập trung ưu tiên, phát triển thị trường tiêu dùng trong nước nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào phương Tây của Trung Quốc đang đối mặt với thách thức lớn.

Sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc suy giảm trong và sau dịch Covid-19 (ảnh: SCMP)

Sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc suy giảm trong và sau dịch Covid-19 (ảnh: SCMP)

Jack Wang – quản lý một chi nhánh nước ngoài của Tập đoàn Huawei – đã quyết định nghỉ việc và trở về quê nhà Hà Nam, Trung Quốc vào năm 2019. Ông có kế hoạch xây dựng một công ty bán hàng trực tuyến, chuyên kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp sạch ở địa phương.

Một năm sau, khi đã tiêu hết 44.000 USD tiền đầu tư, Wang nhận ra mình đã mắc sai lầm lớn khi đánh giá sức mua của người tiêu dùng trong nước.

“Tôi đã đánh giá quá cao nhu cầu tiêu dùng trong nước. Thực tế, thị trường Trung Quốc là rất cạnh tranh và khó tính. Sức mua của người dân không tốt như tôi tưởng tượng”, Wang than thở.

Để tiết kiệm tiền, Wang đã chuyển trụ sở kinh doanh từ một trung tâm thương mại cao cấp sang một cửa hàng nhỏ với giá thuê chỉ 1.500 USD/năm. Wang cũng cố gắng đa dạng hóa sản phẩm của mình bằng việc bán thêm những đôi tất chân cao cấp.

“Vẫn chẳng ăn thua. Tất xuất khẩu có chất lượng rất tốt, nhưng giá từ 5 – 10 tệ/ đôi, trong khi người dân thường chỉ mua 4 – 5 đôi tất với giá 10 tệ”, ông Wang nói.

Wang nói rằng đại dịch đã khiến cả ông và nhiều người bạn phải cắt giảm chi tiêu vì tình hình kinh tế Trung Quốc hiện giờ vẫn còn khó khăn. Hàng triệu người bị mất việc làm do đại dịch và nhiều ngành sản xuất ở Trung Quốc – thị trường 1,4 tỷ dân  – không tìm được nguồn tiêu thụ.

Bán nhu yếu phẩm đã khó, bán hàng cao cấp ở Trung Quốc thời điểm này càng khó hơn (ảnh: SCMP)

Bán nhu yếu phẩm đã khó, bán hàng cao cấp ở Trung Quốc thời điểm này càng khó hơn (ảnh: SCMP)

“Liệu có thể chỉ trông chờ vào thị trường nội địa để tiêu thụ lượng hàng hóa sản xuất từ năng lực khổng lồ của Trung Quốc hay không. Tôi cho rằng không khả thi”, ông Wang nhận xét.

Câu chuyện kinh doanh của ông Wang chỉ là một ví dụ nhỏ khi đề cập đến sức mua yếu của thị trường Trung Quốc hiện tại. Kế hoạch phát triển mô hình kinh tế hướng nội, giảm bớt sự phụ thuộc vào phương Tây của Trung Quốc đang vấp phải khó khăn lớn khi người dân thắt chặt chi tiêu của mình.

Kinh tế Trung Quốc mất từ 3 – 4 tháng rơi vào trì trệ do đại dịch. Nhiều người dân không đi làm sau kỳ nghỉ tết và tiếp tục chi tiêu bằng tiền tiết kiệm của mình. Sau khi kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh, tâm lý xã hội Trung Quốc hiện tại là tiết kiệm để phòng thân hơn là vung tiền tiêu pha, theo SCMP.

Xu Fa – chủ một cửa hàng vàng bạc, đá quý ở Quảng Châu, Trung Quốc – cho biết, lượng hàng bán ra tại các cửa hàng của ông trên toàn quốc đã giảm đáng kể trong năm nay.

“Sức mua trong quý II đã đôi chút phục hồi nhờ giá vàng tăng nhưng doanh số bán hàng nhìn chung vẫn rất ảm đạm”, ông Xu nói.

“Chúng tôi đã giảm giá rất sâu để kích thích tiêu dùng. Ví dụ mặt hàng năm ngoái bán 9.000 nhân dân tệ nay hạ giá xuống còn 5.000 nhân dân tệ. Nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đang làm điều tương tự”, ông Xu nói.

Theo ông Xu, người dân Trung Quốc đang có xu hướng thắt lưng buộc bụng và giờ chỉ có những người bán lương thực, thực phẩm là kiếm được tiền.

Tuy nhiên, ở Giang Tây, Luo Zhaoliu – một người sản xuất sữa đậu – cũng đang lo lắng về tương lai của mình.

Luo cho biết, cùng kỳ năm ngoái, bà bán được 160.000 chai sữa đậu, nhưng năm nay chỉ bán được khoảng 100.000 chai.

Trung Quốc không thể chỉ dựa vào thị trường nội địa để vận hành cỗ máy sản xuất khổng lồ, theo chuyên gia (ảnh: SCMP)

Trung Quốc không thể chỉ dựa vào thị trường nội địa để vận hành cỗ máy sản xuất khổng lồ, theo chuyên gia (ảnh: SCMP)

“Sự cạnh tranh đang rất khốc liệt. Không dễ gì bán được hàng vào thời điểm này, kể cả mặt hàng thiết yếu. Nhiều gia đình đang cố gắng cắt giảm chi tiêu. Tôi vẫn sẽ cố gắng bán sản phẩm của mình nhưng với các chai đóng nhỏ hơn và giá rẻ”, Luo chia sẻ.

Doanh số bán lẻ ở Trung Quốc – thước đo cho chỉ số tiêu dùng ở Trung Quốc – đã giảm 10% trong 7 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, khoảng 600 triệu dân nước này sống với mức thu nhập hàng tháng chỉ 146 USD.

“Nếu người dân không đủ tiền để mua hàng nội địa, Trung Quốc sẽ phải dựa vào nhu cầu từ thị trường nước ngoài. Trung Quốc không thể chỉ dựa vào thị trường nội địa để duy trì cỗ máy sản xuất khổng lồ của họ”, Teng Tai – giám đốc một công ty tư vấn tài chính ở Bắc Kinh – nhận xét.

Nguồn: [Link nguồn]

Căng thẳng biên giới Trung-Ấn: Đường chuyển quân giúp binh sĩ Ấn Độ ”tàng hình”

Quân đội Trung Quốc ở Ladakh, Đường kiểm soát thực tế (LAC) đã hoàn toàn bất ngờ trước sự di chuyển và xuất hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN