Chiến lược kiềm chế Trung Quốc của ông Biden đối mặt phép thử lớn nhất

Tổng thống Mỹ Joe Biden bước vào Nhà Trắng với chiến lược hối thúc đồng minh cùng hướng đến mục tiêu kiềm chế Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn các đồng minh cùng chung tay đối phó Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn các đồng minh cùng chung tay đối phó Trung Quốc.

Hôm 12.3, ông Biden có bước tiến lớn nhất trong chiến lược này. Đó là khi 4 nhà lãnh đạo của Bộ tứ Kim cương cùng tham gia họp trực tuyến.

Bắc Kinh cáo buộc Bộ tứ Kim cương gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đang hành động theo kiểu tư duy “Chiến tranh Lạnh”.

Washington nói các vấn đề như Covid-19, hợp tác kinh tế, biến đổi khí hậu sẽ là chủ đề chính được thảo luận trong ngày 12.3. Ấn Độ thông báo Thủ tướng Narendra Modi sẽ đề cập đến vấn đề “tự do và cởi mở ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương” với ông Biden, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Thủ tướng Úc Scott Morrison.

Một điểm chung trong các tuyên bố trên là Bộ tứ Kim cương tránh đề cập trực tiếp đến Trung Quốc. Nhưng chính sự trỗi dậy của Trung Quốc là lý do chính hình thành nên tổ chức gồm 4 quốc gia.

Bộ tứ Kim cương hay Đối thoại Tứ giác An ninh là diễn đàn chiến lược không chính thức, được duy trì bằng các hội nghị thượng đỉnh bán thường xuyên, trao đổi thông tin và diễn tập quân sự giữa các quốc gia thành viên.

Bộ tứ Kim cương không xây dựng liên minh quân sự chặt chẽ như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), để đối trọng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Philip Davidson, đô đốc hải quân Mỹ ngày 9.3 gọi Bộ tứ Kim cương là “4 điểm sáng chói của nền dân chủ” ở châu Á – Thái Bình Dương. Ông Davidson hi vọng tổ chức có thể “xây dựng một thứ gì đó lớn lao”.

Nhưng Timothy Heath, chuyên gia phân tích của tập đoàn RAND ở Mỹ, nói Bộ tứ Kim cương chưa phải là một liên minh thống nhất. Rạn nứt giữa các quốc gia thành viên là cơ sở để Trung Quốc chưa cảm thấy quá đáng lo ngại.

“Bộ tứ Kim cương là diễn đàn chiến lược không chính thức, với rất ít ràng buộc. Theo ý nghĩa này, Bộ tứ chắc chắn không phải là một ‘NATO châu Á’”, ông Heath nói.

“Các quốc gia trong Bộ tứ Kim cương có thể cùng chia sẻ mối lo ngại về Trung Quốc, nhưng họ thiếu sự đồng thuận để cùng đối phó với Trung Quốc”, ông Heath phân tích. “Ấn Độ tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương hơn, trong khi Úc và Nhật Bản lại quan tâm đến vấn đề Biển Đông”.

Nếu so sánh với một trận đấu thể thao, Trung Quốc mới đang kiểm soát nhịp độ trận đấu. “Nếu Trung Quốc tiếp tục các hành động quân sự đơn phương, có khả năng Bộ tứ Kim cương sẽ phát triển thành liên minh quân sự”, ông Heath đánh giá.

Nhưng miễn là Trung Quốc né tránh đối đầu, các chuyên gia tin rằng triển vọng thành lập liên minh quân sự là rất thấp.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi Bộ tứ Kim cương là tổ chức “tập hợp những lời nói suông”, nghĩa là các tuyên bố của Bộ tứ chỉ chủ yếu mang ý nghĩa là biểu tượng, theo CNN.

Nguồn: [Link nguồn]

TQ làm gì nếu “Bộ tứ kim cương” vượt lằn ranh đỏ?

Trước cuộc họp trực tuyến đầu tiên của nhóm Bộ tứ kim cương, các chuyên gia Trung Quốc nhận định, Bắc Kinh nên theo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Joe Biden Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN