Chiến lược điện hạt nhân mới của Mỹ: Không có Nga không xong?

Với mục tiêu cắt giảm lượng lớn khí phát thải, các “gã khổng lồ” năng lượng Mỹ đang xây dựng một loạt nhà máy điện hạt nhân với quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải trở ngại lớn – nguồn cung nhiên liệu uranium do Nga độc quyền.

Logo tập đoàn Rosatom của Nga (ảnh: Reuters)

Logo tập đoàn Rosatom của Nga (ảnh: Reuters)

Theo Reuters, các lò phản ứng hạt nhân quy mô nhỏ mang lại nhiều hiệu quả cho Mỹ bởi hiệu suất lớn hơn, chế tạo dễ dàng hơn, thải ít khí gây hiệu ứng nhà kính hơn so với lò phản ứng thông thường. Trong bối cảnh giá năng lượng tăng, các lò phản ứng cỡ nhỏ lại càng quan trọng đối với Mỹ.

Để chạy các lò phản ứng mới, Mỹ cần nhiên liệu là uranium có độ làm giàu thấp (HALEU). Trong số 10 lò phản ứng hiện đại được Mỹ tài trợ xây dựng, có 9 lò cần HALEU để vận hành.

Tuy nhiên, hiện trên thế giới vẫn chưa có nhà cung cấp nào đủ khả năng sản xuất HALEU (loại Uranium được làm giàu tới mức 20%) để xuất khẩu, trừ Nga.

Theo Reuters, có một số công ty trên thế giới đủ khả năng sản xuất HALEU, nhưng chỉ có TENEX – công ty con của Tập đoàn năng lượng Nga Rosatom – sản xuất được HALEU để bán thương mại.

“Sản xuất uranium có độ làm giàu thấp là sứ mệnh quan trọng để giúp các lò phản ứng mới hoạt động. Tất cả nỗ lực để sản xuất HALEU đang được chính phủ xem xét”, người phát ngôn của Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) nói với Reuters khi được hỏi về nguy cơ các lò phản ứng mới không thể hoạt động vì thiếu HALEU.

Vì tầm trọng của Nga, cụ thể là Tập đoàn Rosatom trong ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu, Mỹ và EU đến nay vẫn chưa thể áp lệnh trừng phạt ngành sản xuất nhiên liệu hạt nhân Nga.

Để tăng nguồn cung HALEU mà không cần phụ vào Nga, Mỹ và một số đồng minh châu Âu đã lên kế hoạch hợp tác sản xuất HALEU thương mại. Dù vậy, ngay cả trong kịch bản lạc quan nhất, việc sản xuất HALEU theo kế hoạch của Mỹ cũng phải mất tới 5 năm.

Năm 2019, Mỹ đã trao một hợp đồng xây dựng cơ sở sản xuất HALEU cho Centrus (Mỹ) – công ty duy nhất thế giới (ngoài Nga) có giấy phép sản xuất HALEU. Vì nhiều lý do, kế hoạch sản xuất HALEU của Centrus bị hoãn lại đến năm 2023. Kể cả có đi vào hoạt động, Centrus cũng mất tới 5 năm để có thể sản xuất 13 tấn HALEU/năm, tương đương 1/3 nhu cầu của các lò phản ứng thế hệ mới.

Orano, công ty khai thác và làm giàu uranium thuộc sở hữu nhà nước Pháp, cho biết, họ có thể sản xuất HALEU sau 5 - 8 năm nữa. Tuy nhiên, Orano nhấn mạnh, họ chỉ xin giấy phép sản xuất HALEU nếu có khách hàng ký hợp đồng dài hạn.

Một lò phản ứng hạt nhân của Mỹ (ảnh: Reuters)

Một lò phản ứng hạt nhân của Mỹ (ảnh: Reuters)

Hồi tháng 8, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã quyết định chi 700 triệu USD cho các nỗ lực thu mua và nghiên cứu sản xuất HALEU.

Tới tháng 9, Nhà Trắng đề nghị Quốc hội Mỹ thông qua khoản ngân sách trị giá 1,5 tỷ USD cho dự án hỗ trợ sản xuất HALEU trong nước. Lo ngại về chi phí quá cao, Quốc hội Mỹ đã không thông qua kế hoạch này.

Jeff Navin – giám đốc đối ngoại của công ty xây dựng lò phản ứng hạt nhân Terra Power (Mỹ) – cho biết, trước xung đột ở Ukraine, họ không gặp vấn đề về nguồn cung HALEU.

“Sau khi Ukraine xảy ra xung đột, chúng tôi gặp khó khăn khi làm ăn với Nga”, ông Jeff Navin nói.

Tỷ phú Bill Gates là người sáng lập và chủ tịch của TerraPower.

Nhằm nhanh chóng tháo gỡ bế tắc, Mỹ được cho là đang tìm cách sử dụng kho uranium làm giàu ở cấp độ vũ khí để sản xuất HALEU. Quá trình này khá khó khăn bởi mức độ làm giàu của HALEU là 20%, thấp hơn nhiều so với mức làm giàu uranium 90% cần thiết để sản xuất vũ khí hạt nhân.

Ông Biden lo về khả năng Mỹ cắt giảm viện trợ Ukraine

Tổng thống Mỹ Biden cho biết, ông lo lắng cam kết hỗ trợ Ukraine của Mỹ sẽ bị lung lay nếu đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Quốc hội trong cuộc bầu cử sắp tới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo QUỐC NAM – Reuters ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN