Chiến lược áp đảo hỏa lực Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ
Mỹ đang đánh giá sức mạnh quân sự ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để đảm bảo rằng quân đội có hỏa lực vượt trội và đảm bảo nhân lực đối phó mọi mối đe dọa từ Trung Quốc, các chuyên gia nhận định.
Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng James C McConville.
Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng James C McConville gần đây phát biểu tại một sự kiện do Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ tổ chức (CSIS), rằng “hỏa lực chính xác tầm xa”, bao gồm tên lửa hành trình siêu thanh, là ưu tiên hàng đầu và quân đội Mỹ sẽ bổ sung các loại vũ khí như vậy đến Ấn Độ - Thái Bình Dương.
“Bổ sung thêm vũ khí đến khu vực là cách để chúng tôi vượt qua sức mạnh của các đối thủ tiềm tàng như Trung Quốc và Nga”, tướng McConville nói.
Bình luận được ông McConville đưa ra sau khi Tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ, tướng David Berger nhắc đến việc giảm bớt vai trò của lính thủy đánh bộ trong tác chiến trên đất liền. Thay vào đó, các lực lượng khác như Vệ binh Quốc gia sẽ thay thế vai trò này.
Thủy quân lục chiến Mỹ muốn thay thế lực lượng chiến đấu trên đất liền bằng các lực lượng cơ động, trang bị tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không. Tướng Berger khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản ngăn hoạt động quân sự của Trung Quốc.
Song Zhongping, nhà phân tích quân sự ở Hong Kong, nói đây là chiến lược cải tổ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhằm kiềm chế Trung Quốc trong khu vực.
“Mỹ muốn mở rộng năng lực tấn công tầm xa chính xác, kết hợp với các lực lượng khác tạo thành hệ thống tác chiến thống nhất”, ông Song nói.
Mỹ gần đây tăng cường tập trận với sự xuất hiện của các tàu đổ bộ trang bị tiêm kích hạm F-35B.
Mục đích là khóa chặt các khu vực chiến lược ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, ngăn quân đội Trung Quốc vượt qua “chuỗi đảo thứ nhất”.
Chuyên gia quân sự Li Jie ở Bắc Kinh cũng đồng tình rằng Mỹ đang thay đổi chiến thuật đối phó sự trỗi dậy cả trên biển và trên không của Trung Quốc.
“Mỹ không hề muốn các hạm đội tàu chiến bị Trung Quốc đẩy lùi khỏi vùng biển tây Thái Bình Dương”, ông Li nói.
Ở thời điểm hiện tại, quân đội Trung Quốc đã có đủ hỏa lực đe dọa hạm đội Mỹ nếu xung đột nổ ra gần bờ, ông Li nói thêm. “Các tổ hợp pháo phản lực PCL191, tầm bắn 400km và các bệ phóng rocket khác có chi phí hoạt động thấp, rất phù hợp trong các cuộc xung đột ven bờ”, ông Li nói. “Trung Quốc cũng phát triển hệ thống radar tần số cao với mục đích phát hiện máy bay tàng hình như F-35”.
Ông Song nói thách thức lớn nhất của Mỹ trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc là duy trì hợp tác với các đồng minh. “Cách đáp trả tốt nhất của Trung Quốc là đánh vào liên minh này”, ông Song nói.
“Ở thời điểm hiện tại, chỉ có Úc ủng hộ Mỹ mạnh mẽ. Các quốc gia khác trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Philippines đang tỏ ra hết sức thận trọng, không muốn ngả về Washington hay Bắc Kinh”.
Dịch COVID-19 cùng thái độ cứng rắn, khó đoán của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh thay đổi những...
Nguồn: [Link nguồn]