Chiến dịch giải cứu con tin khiến khủng bố phải khiếp sợ của đặc nhiệm Liên Xô

Đội đặc nhiệm Alpha của KGB kiên quyết không đàm phán với khủng bố, thi hành chính sách "ăn miếng trả miếng" để buộc các tay súng Hồi giáo trả tự do cho các nhà ngoại giao Liên Xô, bị bắt cóc ở Liban năm 1985.

Các thành viên đội Alpha dưới thời Liên Xô.

Các thành viên đội Alpha dưới thời Liên Xô.

Nga và nhóm vũ trang Hồi giáo Hezbollah ở Liban vốn không phải là kẻ thù. Cả hai thế lực đều hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad ở Syria.

Nhưng trong quá khứ, mối quan hệ này không phải lúc nào cũng thân thiện. Khi thành viên Hezbollah bắt cóc 4 nhà ngoại giao Nga ở Beirut vào năm 1985, sát hại một trong 4 người, Liên Xô đã giao nhiệm vụ giải cứu con tin cho đội đặc nhiệm Alpha của KGB, theo trang War Is Boring.

Đội Alpha chuyên đảm nhiệm các nhiệm vụ như chống khủng bố, hoạt động gián điệp và cũng đóng vai trò là lính biệt kích. Thành tích lớn nhất của đội Alpha là ám sát thành công Tổng thống Afghanistan trong chiến dịch quy mô lớn năm 1979.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, đội Alpha không bị giải thể, hoạt động dưới quyền Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB). Có thể nói, chiến dịch giải cứu con tin ở Beirut năm 1985 là một trong những chiến dịch được bàn luận nhiều nhất và cũng gây tranh cãi nhất của đội Alpha cho đến nay.

Ngày 20.9.1985, các tay súng thuộc Tổ chức Giải phóng Hồi giáo (ILO), một nhánh của phiến quân Hezbollah bắt cóc 4 nhà ngoại giao Liên Xô ở thủ đô Beirut, Liban.

Đây cũng là lần đầu tiên công dân Liên Xô bị bắt cóc ngay tại thủ đô Beirut. Theo lời kể của các nhân chứng, 4 nhà ngoại giao bị bắt cóc ở hai nơi khác nhau. Trong một sự kiện, các tay súng có vũ trang chặn xe chở các nhà ngoại giao Liên Xô, cách không xa đại sứ quán. Các nhân chứng nhìn thấy hai nhà ngoại giao bị ép lên một chiếc xe khác và đưa đi đâu không rõ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay các thành viên đội Alpha năm 2011.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay các thành viên đội Alpha năm 2011.

Nhà ngoại giao Liên Xô Nikolai Svirsky sau này kể lại với hãng thông tấn AP: “Tôi và Arkady Katkov đang lái xe vào giữa trưa thì một chiếc Mercedes vượt lên, chặn xe mang biển ngoại giao của chúng tôi. Katkov muốn lùi xe lại nhưng một chiếc xe khác chặn đằng sau”.

“Các tay súng mang vũ khí yêu cầu chúng tôi bước ra. Chúng tôi cố gắng bỏ chạy nhưng không thành công. Katkov bị thương ở chân”, Svisky nói.

Cả 4 con tin không biết mình bị giam giữ ở đâu vì họ bị trùm kín mặt trong suốt quãng thời gian này, theo AP.

Các tay súng Hồi giáo gửi thông điệp đe dọa sẽ hành quyết từng nhà ngoại giao Liên Xô, nếu Moscow không gây áp lực buộc dân quân thân Syria ngừng pháo kích khu vực phía bắc thành phố cảng Tripoli của Liban.

Liên Xô ban đầu mở một số kênh đàm phán với hi vọng các nhà ngoại giao sẽ được trả tự do. Trong khi đó, lực lượng dân quân Syria vẫn tiếp tục pháo kích. Kết quả là hai ngày sau, người ta tìm thấy thi thể Katkov tại một cánh đồng ở Beirut.

Đó là lúc Liên Xô đưa đặc nhiệm Alpha vào cuộc. Đặc nhiệm Alpha bắt đầu điều tra về tổ chức khủng bố đứng sau vụ bắt cóc và phát hiện ra đây là một nhóm thân Hezbollah.

Ở thời điểm đó, đội đặc nhiệm Alpha thi hành chính sách cứng rắn, không đàm phán với khủng bố", thực hiện những hành động "ăn miếng trả miếng" quyết liệt nhất để buộc các tay súng Hồi giáo phải thả con tin.

Theo War is Boring, hoạt động thực tế của đội Alpha tại Liban vẫn còn gây tranh cãi. Theo một nguồn tin, KGB đã tận dụng mạng lưới điệp viên dày đặc tại Trung Đông để xác định gia đình của những kẻ bắt con tin.

Các thành viên đội đặc nhiệm Alpha tham gia huấn luyện năm 2009.

Các thành viên đội đặc nhiệm Alpha tham gia huấn luyện năm 2009.

Đội Alpha sau đó bắt cóc một người thân của kẻ đứng đầu tổ chức ILP, cắt tai người này và gửi tới cho ông ta. Nguồn tin khác nói đội Alha bắt anh trai của một kẻ bắt cóc, sau đó gửi hai ngón tay về gia đình.

Câu chuyện được biết đến nhiều nhất dựa trên lời kể của nhà sử học Matthew Levitt, tác giả cuốn sách “Hezbollah: Sự khởi đầu từ Liban”.

Trong cuốn sách, Levitt kể rằng, đội Alpha bắt cóc khoảng 12 người Shiite, trong đó có người thân của lãnh đạo Hezbollah. Họ hành quyết một người trong số này và gửi thi thể đến trụ sở Hezbollah, đe dọa sẽ sát hại 11 người còn lại, nếu các nhà ngoại giao Liên Xô không được thả.

Các con tin sau đó được trả tự do trong vài tuần, nhanh đến mức các chuyên gia am hiểu tình hình ở Liban phải bất ngờ. Thông thường, các con tin bị bắt giữ ở Liban chỉ được trả tự do sau vài tháng, thậm chí hàng năm.

Chính sách không đàm phán với khủng bố để giải cứu con tin của đội Alpha đã gây tiếng vang khắp toàn cầu. Mức độ răn đe lớn đến mức không có nhà ngoại giao Liên Xô và sau này là Nga bị các nhóm khủng bố bắt cóc cho tới năm 2006.

Về phần mình, đội Alpha vẫn đóng vai trò quan trong trong các nhiệm vụ đặc biệt dưới thời Liên Xô và sau này là Nga.

Trong cuộc đảo chính năm 1991, các lãnh đạo và tướng lĩnh Liên Xô muốn lật đổ Tổng Bí thư Mikhail Gorbachev. Đội Alpha nhận nhiệm vụ bắt sống hoặc vô hiệu hóa Tổng thống Boris Yeltsin.

20 sĩ quan của đội Alpha đã trì hoãn thực thi mệnh lệnh đủ lâu để cuộc đảo chính thất bại, đánh dấu sự sụp đổ của Liên Xô.

______________________

Giành được không ít thành tích, đội đặc nhiệm Alpha cũng từng là tâm điểm của sự chỉ trích khi hoàn toàn bị động trước khủng bố, để xảy ra thương vong vô cùng lớn. Bài kỳ sau xuất bản 19h ngày 29.9 trên mục Thế giới sẽ làm rõ hơn lý do đội đặc nhiệm Nga lại thất bại thảm hại như vậy.

Chiến dịch giải cứu con tin khiến khủng bố phải khiếp sợ của đặc nhiệm Liên Xô - 4Chiến dịch giải cứu con tin khiến khủng bố phải khiếp sợ của đặc nhiệm Liên Xô - 4

Ly kỳ chiến dịch ám sát Tổng thống Afghanistan chấn động thế giới

Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, lực lượng đặc nhiệm Liên Xô từng thực hiện nhiệm vụ ám sát táo bạo, nhằm tiêu diệt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN