Chiến dịch can thiệp quân sự chớp nhoáng đáng chú ý nhất của khối Tây Phi

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4Kỳ mới nhất

Chiến dịch Khôi phục Dân chủ diễn ra vào tháng 1/2017 là lần gần nhất Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) can thiệp quân sự vào một quốc gia thành viên và cũng là lần ECOWAS huy động quân số lớn nhất cho đến nay.

Binh sĩ Senegal tiến vào thủ đô Gambia trước sự đón chào của người dân.

Binh sĩ Senegal tiến vào thủ đô Gambia trước sự đón chào của người dân.

Sự kiện xảy ra khi Tổng thống Gambia thất cử, ông Yahya Jammel, vẫn tuyên bố tiếp tục tại vị, không chịu từ bỏ quyền lực.

Ngày 19/1/2016, ứng viên Adama Barrow đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Gambia tại đại sứ quán ở Dakar, thủ đô nước láng giềng Senegal.

Ngay sau đó, ông Barrow đề nghị ECOWAS gửi quân can thiệp. Khối Tây Phi đưa quân tiến vào Gambia ngay trong ngày. Đến tận ngày nay, hàng ngàn binh sĩ ECOWAS vẫn ở lại Gambia với nhiệm vụ đảm bảo an ninh.

Cuộc khủng hoảng hiến pháp

Tháng 12/2016, Gambia bước vào cuộc bầu cử tổng thống. Đương kim Tổng thống Yahya Jammeh đã nắm quyền từ năm 1996. Hai năm trước đó, ông Jammeh là một trong 4 sĩ quan quân đội chỉ huy cuộc đảo chính lật đổ chính phủ. 

Liên tiếp trong các năm 2001, 2006 và 2011, ông Jammeh đều tái đắc cử Tổng thống dù có những quan ngại từ cộng đồng quốc tế, rằng các cuộc bầu cử diễn ra một cách không công bằng. Ông Jammeh từng nói một câu rất nổi tiếng, rằng mình sẽ còn nắm quyền ở Gambia "trong hàng tỉ năm tới".

Với những kết quả bầu cử trong quá khứ, việc ông Jammeh thất cử vào ngày 2/12/2016 là điều mà người dân Gambia cũng không thể tin được. 7 đảng phái đối lập ở Gambia được cho là đã liên minh trong một động thái chưa từng có mới đủ khả năng đánh bại ông Jammeh. Ứng viên đối lập Adama Barrow cho rằng, "đã đến lúc xây dựng một Gambia mới".

ECOWAS chỉ mất 3 ngày để khôi phục tình hình ở Gambia.

ECOWAS chỉ mất 3 ngày để khôi phục tình hình ở Gambia.

Tuy nhiên, ông Jammeh tuyên bố từ chối kết quả bầu cử, cho rằng có những "bất thường nghiêm trọng và không thể chấp nhận được". Ông Jammeh đòi tổ chức bầu cử lại, gửi kiến nghị lên Tòa án Tối cao. Trong những ngày cuối nhiệm kỳ, ông Jammeh cũng kích hoạt tình trạng khẩn cấp quốc gia trong 90 ngày.

Khi ngày tuyên thệ nhậm chức đến gần, ứng viên Barrow được khuyên ở lại Senegal vì sự an toàn của bản thân. Liên minh châu Phi bác bỏ cáo buộc của ông Jammeh về một cuộc bầu cử không công bằng, Nhiều nhà lãnh đạo Tây Phi, Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS), Liên minh châu Âu (EU), Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước khác đều lên án hành động của ông Jammeh.

Chiến dịch can thiệp quân sự thần tốc

Trước ngày tân Tổng thống Gambia tuyên thệ nhậm chức, các quốc gia trong khu vực đã gửi phái đoàn tới thủ đô Banjul để thuyết phục ông Jammeh từ bỏ quyền lực. 

Nigeria huy động máy bay và tàu chiến trong khi Senegal đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng can thiệp. 45.000 người tị nạn Gambia cũng được phép tạm thời ở lại nước láng giềng Senegal.

Với sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Chiến dịch Khôi phục Dân chủ được thực hiện chỉ vài giờ sau khi ông Barrow tuyên thệ nhậm chức.

Senegal đóng vai trò chính trong chiến dịch của ECOWAS với 7.000 binh sĩ. Toàn bộ chiến dịch tính từ khi được lên kế hoạch, thông qua và triển khai diễn ra một cách nhanh chóng. Khác với các cuộc can thiệp quân sự khác của ECOWAS.

Các binh sĩ Senegal, Nigeria, Ghana, Mali và Togo tiến vào lãnh thổ Gambia trong ngày 19/1/2017 trong khi lực lượng trung thành với ông Jammeh chống trả yếu ớt. Quân đội Gambia khi đó chỉ có khoảng 2.500 binh sĩ.

Nhận thấy thất bại đang cận kề, nhiều đồng minh của ông Jammeh đã đổi phe. Tổng tham trưởng quân đội Gambia, tướng Ousman Badjie đột ngột quay sang đón chào quân đội ngoài với "hoa và trà" trong một động thái nhằm tránh cho các bên đổ máu.

Gambia là quốc gia có diện tích khiêm tốn ở Tây Phi, bao quanh là Senegal.

Gambia là quốc gia có diện tích khiêm tốn ở Tây Phi, bao quanh là Senegal.

Liên quân ECOWAS nhanh chóng phong tỏa thủ đô Gambia, đặt ra tối hậu thư để ông Jammeh có thể rời đi trong yên bình. Nhưng Tổng thống Gambia thất cử được cho là hành xử như "trẻ con", nhiều lần phớt lờ thời hạn chót. Đến ngày 21/1/2017, ông Jammeh cuối cùng chấp nhận rời Gambia để tới Guinea. Đây chỉ là điểm dừng chân trung gian, bởi sau đó ông Jammeh tiếp tục đáp máy bay sang Guinea Xích đạo. Có tin đồn rằng ông Jammeh đem theo một lượng lớn tiền của từ kho bạc nhà nước khi rời quốc gia.

Tình trạng níu kéo quyền lực ở châu Phi

4.000 binh sĩ ECOWAS sau đó ở lại Gambia với vai trò đảm bảo an ninh, giúp đưa cuộc sống ở quốc gia trở lại bình thường.

Đến tận ngày nay, hàng ngàn binh sĩ ECOWAS vẫn ở lại Gambia. Tổng thống Barrow nói lực lượng ECOWAS tham gia huấn luyện binh sĩ Gambia và quốc gia không phải chi trả bất cứ khoản phí nào.

Ứng viên Adama Barrow (trái), đánh bại Tổng thống Gambia Yahya Jammeh một cách sát nút trong cuộc bầu cử năm 2016.

Ứng viên Adama Barrow (trái), đánh bại Tổng thống Gambia Yahya Jammeh một cách sát nút trong cuộc bầu cử năm 2016.

Theo một cuộc khảo sát năm 2016 của Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược (IISS) có trụ sở ở Anh, các nhà lãnh đạo châu Phi có xu hướng cố gắng níu kéo quyền lực, cố gắng nắm quyền lâu nhất có thể bằng mọi giá và ông Jammeh không phải ngoại lệ.

Vấn đề nằm ở chỗ ông Jammeh đã thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử chính thức rồi ngay sau đó lại phản đối kết quả. Cam kết duy trì nền dân chủ là một trong những phương hướng hành động của ECOWAS nên khối Tây Phi không thể làm ngơ.

Ngoài ra, Gambia có diện tích khiêm tốn, lãnh thổ nằm lọt thỏm trong quốc gia Senegal rộng lớn hơn nhiều lần. Senegal lại có chủ trương hậu thuẫn ứng viên đối lập và có lực lượng quân đội mạnh hơn nhiền. Cơ hội quân đội Gambia đẩy lùi liên quân ECOWAS là rất thấp.

Xu hướng thúc đẩy nền dân chủ khi đó ngày càng lan rộng ở các nước Tây Phi. Việc ECOWAS can thiệp quân sự vào Gambia cũng nhằm gửi đi thông điệp rõ ràng này.

Cuối cùng, ông Jammeh hoàn toàn không có ảnh hưởng ở châu Phi, khác với một số nhà lãnh đạo Tây Phi khác để có thể trở thành ngoại lệ.

Idriss Deby, Tổng thống Chad là người nắm quyền trong 31 năm cho đến khi qua đời vào năm 2021. Ông được coi là một trong những ngoại lệ hiếm thấy do có đóng góp đáng kể trong cuộc chiến chống khủng bố và các tổ chức Hồi giáo cực đoan ở khu vực.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4Kỳ mới nhất

Nguồn: [Link nguồn]

Khối Tây Phi tuyên bố can thiệp quân sự vào Niger ”sớm nhất có thể”

Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã đưa ra tuyên bố cứng rắn nhất từ trước đến nay sau cuộc họp ở Nigeria vào ngày 10/8.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - IISS ([Tên nguồn])
Đảo chính ở Niger và khu vực Tây Phi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN