Chiến đấu cơ Ukraine gia tăng sức mạnh nhờ loại bom có cánh Mỹ sắp cung cấp?

Mỹ dù không công khai tuyên bố, nhưng được cho là sẽ sớm cung cấp cho quân đội Ukraine một loại bom có cánh, dẫn đường bằng GPS, với uy lực đáng gờm, Bloomberg ngày 22/2 đưa tin.

Bom dẫn đường JDAM là vũ khí chủ đạo của không quân Mỹ.

Bom dẫn đường JDAM là vũ khí chủ đạo của không quân Mỹ.

Bom có cánh JDAM-ER được đánh giá là có thể giúp các chiến đấu cơ Ukraine gia tăng đáng kể năng lực chiến đấu. Đây có thể là vũ khí chủ lực mới trong các nhiệm vụ tác chiến trên không của không quânUkraine, tác giả David Axe nhận định trên tạp chí Forbes.

Các phi đội chiến đấu cơ Ukraine hiện nay chỉ có thể ném bom cách mục tiêu vài km. Nhưng với bom JDAM-ER, phạm vi tấn công xa nhất lên tới 80km, tính từ khi cắt bom.

Theo tờ Bloomberg, bom dẫn đường bằng GPS nằm trong gói hỗ trợ quân sự trị giá 1,9 tỷ USD, được công bố vào tháng 12/2022. Lầu Năm Góc khi đó chỉ nêu chung chung, không nhắc cụ thể đến bom thông minh JDAM-ER. Hãng Boeing dự kiến sẽ cung cấp cho quân đội Ukraine loại bom mới này sớm nhất vào cuối tháng 6 năm nay.

JDAM thực chất là những quả bom thông thường, có thể nặng 226kg, 450kg hoặc 900kg, được tích hợp bộ kit dẫn đường bằng GPS để có thể lao tới mục tiêu một cách chính xác, biến những quả bom nàythành bom thông minh.

JDAM-ER bổ sung thêm bộ cánh cho mỗi quả bom, giúp chúng bay xa tối đa 80km, tùy vào điều kiện địa hình chiến đấu thực tế.

Hiện tại, rất hiếm khi các máy bay Ukraine hay Nga bay sâu vào lãnh thổ đối phương kiểm soát để ném bom. Các chiến đấu cơ Nga thường chỉ bay ở khu vực an toàn và sau đó phóng các tên lửa hành trình tầm xa.

Quả bom sẽ tung ra đôi cánh với khả năng liệng tới mục tiêu xa tối đa 80km.

Quả bom sẽ tung ra đôi cánh với khả năng liệng tới mục tiêu xa tối đa 80km.

Với bom JDAM-ER, không quân Ukraine có thể trang bị cho tiêm kích MiG-29, chiến đấu cơ Su-27 hay cường kích Su-24. Các máy bay Ukraine sẽ phải bay thấp trong hầu như toàn bộ hành trình để giảm thiểu rủi ro, chỉ bất ngờ tăng độ cao trong giai đoạn cuối trước khi ném bom dẫn đường JDAM-ER.

Phi công Ukraine sau đó chỉ cần quay đầu về căn cứ, quả bom sẽ tự động tung ra đôi cánh và liệng tới mục tiêu, Carlo Kopp, chuyên gia người Úc am hiểu về bom JDAM-ER, nói.

Để quả bom tương thích với tiêm kích MiG-29, quân đội Ukraine chỉ cần lắp một giá treo vũ khí mới và thay đổi phương thức truyền tải dữ liệu từ quả bom tới hệ thống máy tính trên máy bay.

Mô phỏng cách tác chiến mà quân đội Ukraine có thể sử dụng với bom JDAM-ER.

Mô phỏng cách tác chiến mà quân đội Ukraine có thể sử dụng với bom JDAM-ER.

Theo tác giả David Axe, đây không phải là điều khó khăn vì các kỹ sư Ukraine cũng đã tích hợp thành công tên lửa chống radar HARM của Mỹ trên hai mẫu máy bay MiG-29 và Su-27.

Bom JDAM-ER với khả năng đánh trúng mục tiêu cách 80km có thể chỉ là sự khởi đầu cho chiến dịch ném bom quy mô của không quân Ukraine, bắt đầu từ mùa hè năm nay, tác giả David Axe kết luận.

Video: Loạt tiêm kích MiG-29 Ukraine bị hư hại sau đợt tập kích của Nga

Video quay cảnh một sân bay quân sự Ukraine với các máy bay bị hư hại sau đợt không kích của Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Forbes ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN