Chiếc máy bay đầu tiên in bằng công nghệ 3D

Trông giống như một mô hình máy bay, nhưng thực tế, đây lại là một chiếc máy bay “xịn” với tất cả các bộ phận được sản xuất bằng công nghệ in 3D.

Chiếc máy bay đầu tiên in bằng công nghệ 3D - 1

Chiếc máy bay Airbus không người lái được sản xuất toàn bộ bằng công nghệ in 3D

Giữa những chiếc máy bay khổng lồ xung quanh, một chiếc máy bay nhỏ bé tên Thor vẫn là tâm điểm chú ý trong Triển lãm hàng không quốc tế ở Berlin, Đức. Đây là chiếc máy bay được in bằng công nghệ 3D đầu tiên trên thế giới.

Không có cửa sổ, nặng 21 kg, cao dưới 4 mét, chiếc máy bay không người lái Thor là viết tắt của “Test of High-tech Objectives in Reality” (tạm dịch: Thử nghiệm vật thể bay công nghệ cao thực tế”). Tuy là một chiếc máy bay thật sản xuất bởi hãng sản xuất máy bay hàng đầu của châu Âu Airbus, nó trông giống như một mô hình máy bay màu trắng.

Với Airbus, Thor là chiếc máy bay tiên phong cho xu hướng hàng không mới trong tương lai, khi công nghệ in 3D hứa hẹn tiết kiệm rất nhiều thời gian, năng lượng và tiền bạc.

Chiếc máy bay đầu tiên in bằng công nghệ 3D - 2

Thor không có cửa sổ, nặng 21 kg, cao dưới 4 mét, là máy bay tiên phong cho xu hướng hàng không mới

"Đây là một bài thử nghiệm về việc chúng ta có thể làm gì với công nghệ in 3D", Detlev Konigorski, người chịu trách nhiệm phát triển máy bay Thor, phát biểu tại Triển lãm hàng không quốc tế tại sân bay Schoenefeld.

"Chúng tôi muốn thử xem liệu có thể đẩy nhanh quá trình phát triển bằng cách sử dụng công nghệ in 3D cho các bộ phận riêng cũng như cho toàn bộ hệ thống sản xuất hay không."

Thor "bay đẹp và ổn định", kỹ sư trưởng Gunnar Haase, người thực hiện chuyến bay đầu tiên của Thor hồi tháng 11 năm ngoái cho biết.

Chiếc máy bay đầu tiên in bằng công nghệ 3D - 3

Các bộ phận kim loại được sản xuất bằng công nghệ in 3D nhẹ hơn từ 30-50% và được sản xuất nhanh hơn

Airbus và Boeing, hãng sản xuất máy bay của Mỹ đều đang sử dụng công nghệ in 3D, đặc biệt trong việc sản xuất bộ phận của các máy bay chở khách A350 và B787.

"Các bộ phận máy bay được in 3D có ưu điểm không cần công cụ sản xuất và có thể được làm rất nhanh”, Jens Henzler tại Tổ Chức sáng chế Hofmann, một tổ chức chuyên về các công nghệ mới cho biết.

Các bộ phận kim loại được sản xuất bằng công nghệ in 3D cũng nhẹ hơn từ 30-50% so với công nghệ cũ, và hầu như không có chất thải sản xuất, Henzler nói thêm.

Công nghệ in 3D không bị giới hạn trên bầu trời. Các kĩ sư cũng đang lên kế hoạch sử dụng công nghệ in 3D trong những chuyến bay trên vũ trụ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - Phys ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN