Chỉ viết đúng một chữ, vua Càn Long từng khiến tham quan Hòa Thân kinh hồn bạt vía
Trong 1 lần thiết triều, vua Càn Long đột nhiên viết chữ "Thiện" trước mặt tất cả bá quan văn võ triều đình, khiến Hòa Thân đứng sững, mặt mày tái mét.
Hòa Thân (1750-1799) là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long, xuất thân là một công tử Mãn Châu. Khi 10 tuổi, ông được đưa vào cung học. Được vua Càn Long sủng ái cùng với năng lực bản thân, Hòa Thân đã từng bước nắm giữ nhiều trọng trách trong triều đình.
Thuở nhỏ, Hòa Thân được theo học tại Hàm An cung. Khi còn đi học, Hòa Thân đã bộc lộ sự vượt trội hơn hẳn so với các bạn học cùng xuất thân Bát kỳ khác. Năm lên 10 tuổi, ông đã bắt đầu học cách bắt chước kiểu chữ của Càn Long để sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm từ Hoàng đế.
Tranh vẽ về quan đại thần Hòa Thân dưới triều Vua Càn Long của Trung Quốc.
Nhờ tinh thông bốn thứ tiếng là Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng, lại nằm lòng Tứ thư, Ngũ kinh, nên ông được hai thầy giáo là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang rất mực yêu mến.
Bên cạnh đó, Hoà Thân còn tinh thông Tứ thư, Ngũ kinh và nhiều thứ tiếng nên dù không tiến thân bằng gia thế hay từ công danh khoa bảng. Nhân vật này sau đó vẫn được thăng tiến dần lên các chức hàm quan trọng trong triều đình như: Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc.
Sau năm 1784, Hòa Thân nhận rất nhiều chức vụ khác nhau và đều là quan nhất phẩm chánh hoặc nhất phẩm tòng. Đến tháng 7 năm đó, ông còn được phong Nam tước nhất đẳng, năm 1788 là Bá tước trung tương, năm 1795 được vua phong là công tước. Thời đó tước vị chia 5 bậc theo thứ tự từ cao xuống thấp là: công, hầu, bá, tử, nam. Thêm vào đó công tước, hầu tước đều cao hơn quan nhất phẩm.
Sự nghiệp của Hòa Thân lên như diều gặp gió, từ một thị vệ trở thành tể tướng, dưới một người mà trên vạn người, quyền thế lộng hành khắp nơi. Được hoàng đế Càn Long dung túng và bao che, Hòa Thân ngày càng làm càn, liên tục vơ vét và thao túng, nhận hối lộ, tham nhũng của cải của nhà nước.
Sau này, dân gian còn tương truyền lại câu nói: "Cái Càn Long có Hòa Thân có, cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân không có", để ám chỉ sự giàu có và mức độ ảnh hưởng khủng khiếp của Hòa Thân.
Ngoài việc nhận hối lộ và ăn chặn tiền bạc của triều đình, tài sản của Hòa Thân còn được nhân lên hàng ngày nhờ việc mua quan bán tước. Trong 24 năm đương quyền, Hòa Thân đút túi khoảng 40 triệu lạng bạc chỉ với việc mua quan bán tước này. Không chỉ dừng lại ở đó, để kiếm thêm tiền bạc, Hòa Thân còn nghĩ ra mọi biện pháp để vơ vét tài sản từ quốc khố.
Đặc biệt, vào năm 1788, vì quá sủng ái Hòa Thân, trong 3.000 vạn lạng bạc tiền thu thuế, Càn Long đã để Hòa Thân tự do chi phí cho mọi hoạt động của triều đình. Trong lần này, với tài biến hóa sổ sách, Hòa Thân đã đút túi không dưới vài vạn lạng.
Sử sách Trung Quốc còn ghi lại rằng vào cuối đời Càn Long, trong các cống phẩm và vật dụng các tỉnh cống nạp triều đình thì chỉ có 12% được đưa vào ngân khố, 88% còn lại "bị hút" về phủ Hòa Thân. Tuy nhiên khối tài sản khổng lồ đó cũng không thể cứu được mạng của Hòa Thân.
Vai diễn Hoà Thân trong phim của Trung Quốc.
Giữ trọng trách quan trọng trong triều đình, được hoàng đế trọng dụng, lại nắm quyền thế khắp nơi, không ai dám chống lại, Hòa Thân khi ấy khiến nhiều người khiếp sợ. Thế nhưng không phải Hòa Thân không biết sợ. Chỉ với một chữ của vua Càn Long,Hòa Thân đã từng phải tái xanh mặt mày.
Tương truyền trong một lần thiết triều, hoàng đế Càn Long đột nhiên viết một chữ "Thiện" trước mặt tất cả bá quan văn võ. Khi ấy, mọi người đều cười vì nghĩ rằng chữ "Thiện" ở đây là thiện ý, ý tốt. Thế nhưng, duy chỉ có Hòa Thân lập tức thay đổi sắc mặt, trở nên sợ hãi và hoảng loạn.
Hóa ra, chỉ có mình Hòa Thân hiểu được chữ "Thiện" mà hoàng đế Càn Long viết không phải có nghĩa là thiện ý, mà là thiện vị - tức nhường ngôi.
Nguyên nhân là do quan hệ của ông Hoà Thân với các hoàng tử không được tốt đẹp. Theo đó, dù bất cứ hoàng tử nào của Càn Long lên ngôi thì Hòa Thân vẫn phải đối mặt với nhiều sóng gió và khó khăn, không thể lộng hành như trước nữa.
Và quả thật sau này, khi vua Càn Long qua đời, con trai ông là Gia Khánh lên ngôi đã quyết định xử tội tham quan Hòa Thân.
Mùng 3 tháng Giêng năm Gia Khánh thứ 4 tức ngày 7/2/1799, thái thượng hoàng Càn Long do tuổi cao sức yếu đã băng hà thọ 89 tuổi, thế là chỗ dựa vững chắc của Hòa Thân đã sụp đổ, lúc này Gia Khánh cũng chẳng cần kiêng nể.
Tuy nhiên, Gia Khánh không lập tức ra tay với Hòa Thân, mà vẫn cùng Hòa Thân, hoàng thân cốt thích và văn võ bá quan, lo sắp xếp tang nghĩa đại sự. Tuy đang trong lúc bận rộn và đau thương Gia Khánh vẫn không quên hạ chỉ triệu ân sư Chu Khuê hồi kinh.
Tranh vẽ vua Càn Long.
Ngày mùng 4, Gia Khánh phát chỉ dụ trấn áp khởi nghĩa của Bạch Liên giáo, bắt đầu chĩa mũi nhọn về phía Hòa Thân. Cùng ngày Gia Khánh bất ngờ bãi miễn chức quân cơ đại thần của Phúc Trường An và Hòa Thân, lệnh cho ngày đêm phải túc trực linh cữu thái thượng hoàng trong đại nội không được phép ra ngoài, tạm thời giam lỏng trong cung, cách li không cho liên lạc với bên ngoài.
Ngày mùng 8, cùng với việc thông báo di chiếu của thái thượng hoàng, Gia Khánh tuyên bố miễn chức của Hòa Thân và Phúc Trường An, giao cho bộ hình tống giam, đồng thời giao cho thành thân vương Vĩnh, nghi thân vương Vĩnh Tuyền, ngạch phụ lạc vượng Đa Nhĩ Tế, định thân vương Miên Ân, Đại học sĩ Lưu Dong, Đổng Cáo, binh bộ thượng thư Khánh Quế phụ trách điều tra gia sản và thẩm vấn.
Ngày 11, sau khi thẩm vấn và kê biên tịch thu tài sản, Gia Khánh công bố 20 tội lớn của Hòa Thân, đồng thời thông báo việc này đến tất cả tổng đốc và tuần phủ các tỉnh để cùng bàn luận và định tội Hòa Thân. Trong chỉ dụ đều ghi rõ Hòa Thân phạm tội với tiên hoàng Càn Long cho nên trong thời gian đại tang có xử lý sủng thần của tiên hoàng cũng hoàn toàn danh chính ngôn thuận.
Ngày 18 tháng Giêng (tức ngày 22/2/1799), trong buổi họp văn võ đại thần ở kinh thành, các đại thần tấu thỉnh hoàng thượng xử tội Hòa Thân và Phúc Trường An theo luật pháp nhưng Gia Khánh nói, tội của Hòa Thân đương nhiên phải trừng trị, dù dùng cách nào cũng không thích đáng, nhưng nghĩ đến bản thân hắn đã từng giữ thủ phụ đại thần, vì thể diện quốc gia mà gia ân ban cho tự vẫn. Phúc Khánh An bị tống giam vào đại lao đợi điều tra, tận mắt nhìn Hòa Thân tự vẫn.
Như vậy chỉ trong vòng nửa tháng, hoàng đế Gia Khánh đã xử được tên đại gian thần nổi tiếng nhất trong lịch sử - Hòa Thân.
Thời Tam Quốc, có Tào Tháo thích chung giường với vợ kẻ thù, thời nhà Thanh lại có Hòa Thân mê vợ cũ của người khác. Đến người từng là cung nữ phục vụ hoàng đế Càn Long,...
Nguồn: [Link nguồn]