Chị em New York "thả rông" biểu tình đòi quyền lợi
Người qua đường tròn mắt nhìn ngắm hàng chục phụ nữ để ngực trần diễu hành qua Broadway hôm qua, ngày 28.8.
Chị em tự tin diễu hành mà không cần tới áo ngực
Phụ nữ ở Mỹ đã cùng nhau cởi áo ngực vào ngày chủ nhật 28.8 để đánh dấu Ngày “Thả rông” (Go Topless Day), thời điểm họ kêu gọi sự bình đẳng giới và quyền không mặc áo ngực nơi công cộng.
Ngày “Thả rông” được tổ chức hàng năm vào chủ nhật gần nhất với Ngày Bình đẳng Phụ nữ, ngày đánh dấu phụ nữ Mỹ giành được quyền bầu cử (26.8.1920).
Hàng chục chị em và thậm chí cả anh em đều “cởi trần” vào chiều chủ nhật khi đi bộ dọc phố Broadway ở thành phố New York. Cuộc biểu tình được dẫn đầu bởi một người phụ nữ cầm tấm bảng biểu. Những người theo sau không ai mặc áo ngực, cùng lắm chỉ dùng những miếng dán ngực đủ hình dáng. Người xem xung quanh tròn mắt nhìn ngắm và chụp ảnh.
Ngày chủ nhật 28.8 là Ngày “Thả rông” (Go Topless Day), thời điểm họ kêu gọi sự bình đẳng giới và quyền không mặc áo ngực nơi công cộng
Sự kiện tại New York là một trong chuỗi các sự kiện được tổ chức trên toàn thế giới. Ở Mỹ, các cuộc biểu tình như thế này cũng được tổ chức ở New Hampshire, Denver, Los Angeles và nhiều nơi khác.
Nadine Gray, người điều hành sự kiện, nói rằng cô mong muốn cuộc biểu tình sẽ giúp công chúng dần dần không còn sốc và sợ hãi khi nhìn thấy ngực trần của phụ nữ.
"Ở thành phố New York, chúng tôi đang ăn mừng quyền lợi được tự do để ngực trần mà không bị phạt hay đi tù", cô nói. "Ở những nơi khác, những sự kiện này sẽ càng giống với các cuộc biểu tình hơn vì sự phân biệt đối xử vẫn còn xảy ra”.
New York hợp pháp hóa "thả rông" từ năm 1992
Ở New York, việc để ngực trần đã được hợp pháp hóa từ năm 1992. Tuy nhiên, mỗi bang ở Mỹ lại quy định khác nhau về vấn đề này. Kia Sinclair là nhà tổ chức sự kiện Ngày Thả rông tại bãi biển Hampton ở New Hampshire.
"Hy vọng mọi người sẽ thấy đây là chuyện bình thường. Đây không phải là một vấn đề quan trọng. Chúng tôi không hề muốn gây sự chú ý hay phản đối điều gì cả”, cô nói.
Mỗi bang ở Mỹ lại quy định khác nhau về vấn đề này
Dòng chữ sau lưng một người phụ nữ ghi: "Ngực chứ không phải bom"