Châu Âu sững sờ với phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ: Điều gì đang xảy ra?
Trong bài phát biểu công kích châu Âu vào cuối tuần qua, Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance đã gây sốc khi phơi bày mâu thuẫn cốt lõi giữa Mỹ và châu Âu, chứ không phải các chính sách nhập cư, quốc phòng hay vấn đề xung đột ở Ukraine.
Phái đoàn do Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dẫn đầu thảo luận với các đồng minh tại Hội nghị An ninh Munich. Ảnh: Reuters.
Châu Âu sững sờ
Không khí trở nên căng thẳng khi Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance bước lên bục phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich. Chỉ 48 giờ trước đó, tình hình thế giới vẫn còn khác xa so với hiện tại, báo Đức DW viết.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã lường trước được những thách thức từ nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, cuộc điện đàm giữa ông Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tối thứ Tư đã gây ra cú sốc lớn với Liên minh châu Âu (EU) và NATO.
Nhiều người bắt đầu lo ngại rằng họ có thể bị gạt ra ngoài trong các cuộc đàm phán về Ukraine, thậm chí trong cả tiến trình tái cấu trúc trật tự thế giới.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier gần như cầu khẩn Phó Tổng thống Mỹ: "Dù quyết định của các vị là gì, hãy chia sẻ với chúng tôi”.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thể hiện quan điểm mạnh mẽ, khẳng định châu Âu sẽ tăng cường chi tiêu quốc phòng và mở rộng năng lực quân sự. Bà nhấn mạnh: "Một Ukraine thất bại không chỉ làm suy yếu châu Âu mà còn ảnh hưởng đến Mỹ. Các nhà lãnh đạo khác hệ giá trị với chúng ta đang quan sát cách chúng ta phản ứng. Đó là lý do vì sao chúng ta cần làm đúng ngay lúc này."
Màn công kích thẳng thừng
Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich vào tuần trước. Ảnh: Sean Gallup/Getty Images.
Tuy nhiên, khi Phó Tổng thống Mỹ phát biểu, ông không nói nhiều về an ninh châu Âu hay vấn đề Ukraine. Thay vào đó, ông dành 18 phút để chỉ trích châu Âu về những gì ông gọi là sự suy thoái trong giá trị dân chủ.
"Mối đe dọa mà tôi lo ngại nhất với châu Âu không phải là Nga, không phải Trung Quốc, mà là chính từ bên trong. Châu Âu đang rời xa những giá trị nền tảng mà Mỹ và các bạn từng chia sẻ”.
Ông Vance lên án quyết định của Tòa án Hiến pháp Romania khi hủy kết quả bầu cử tổng thống, chỉ trích lệnh cấm biểu tình chống phá thai bên ngoài các phòng khám tại Anh và lên án việc loại bỏ một số đảng cực hữu khỏi tiến trình chính trị.
"Tự do ngôn luận đang bị xói mòn. Tôi tự hỏi rằng châu Âu đang bảo vệ điều gì? Đâu là tầm nhìn chung cho khối an ninh mà chúng ta cùng xây dựng?”, Phó Tổng thống Mỹ nói trước ánh mắt sững sờ của các lãnh đạo châu Âu.
Đáng chú ý, ông Vance cho rằng các nhà lãnh đạo châu Âu hiện nay có xu hướng độc tài. "Khi các tòa án châu Âu hủy bỏ bầu cử, chúng ta cần tự hỏi: Liệu chúng ta có còn giữ mình ở một tiêu chuẩn dân chủ đủ cao hay không?", ông đặt vấn đề.
Ông Vance phát biểu vài tuần trước khi Đức tổ chức cuộc tổng tuyển cử quan trọng. Phó Tổng thống Mỹ chỉ trích “bức tường lửa” mà đảng cầm quyền và các chính đảng ở Đức đang dựng lên để ngăn chặn sự trỗi dậy của đảng cực hữu AfD.
“Điều mà không nền dân chủ nào - Mỹ, Đức hay châu Âu - có thể tồn tại, là nói với hàng triệu cử tri rằng suy nghĩ và mối quan tâm, nguyện vọng của họ là không hợp lệ và thậm chí không xứng đáng được xem xét”, ông Vance nói. “Nền dân chủ dựa trên nguyên tắc thiêng liêng rằng tiếng nói của người dân là quan trọng. Không có chỗ cho bức tường lửa”.
Phản ứng của châu Âu
Ngay sau bài phát biểu của ông Vance, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã lên tiếng phản bác gay gắt: "Chúng tôi cũng đang chiến đấu để bảo vệ quyền của ngài được chống lại chúng tôi. Đó là bản chất của nền dân chủ”.
Ông chỉ trích việc Phó Tổng thống Mỹ cho rằng các nước châu Âu độc đoán: "Nếu tôi hiểu đúng, ông ấy ám chỉ rằng châu Âu đang hành xử như các chế độ chuyên quyền. Điều đó không thể chấp nhận được”.
Bà Cathryn Clüver Ashbrook, chuyên gia chính trị thuộc Quỹ Bertelsmann, nhận định bài phát biểu của ông Vance đã phá vỡ các quy tắc ngoại giao truyền thống: “Thông thường, không ai chỉ trích vấn đề nội bộ của đồng minh tại một diễn đàn như thế này. Nhưng bài phát biểu của ông ấy cho thấy một chiến lược mới: bóp méo các giá trị nền tảng của nền dân chủ phương Tây".
Bà cũng chỉ trích phần đầu bài phát biểu của ông Vance khi cho rằng nó chứa đầy “thuyết âm mưu và thông tin sai lệch”.
Tương lai quan hệ Mỹ - châu Âu
Người biểu tình Đức giương cao biểu ngữ "bảo vệ nền dân chủ". Ảnh: DPA.
Theo báo Đức ĐW, càng về cuối bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ, sự rạn nứt giữa Mỹ và châu Âu càng trở nên rõ ràng. Quan hệ xuyên Đại Tây Dương không chỉ bị thử thách bởi các cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Trung Đông hay vấn đề chia sẻ trách nhiệm quốc phòng, mà còn bởi sự khác biệt về giá trị cốt lõi.
Trong nhiều thập kỷ, Mỹ và châu Âu tự coi mình là một "cộng đồng giá trị", nhưng hiện nay, ngay cả những khái niệm như dân chủ, tự do ngôn luận và pháp quyền cũng đang bị diễn giải lại theo nhiều cách khác nhau.
Chuyên gia Ashbrook cho rằng châu Âu cần phải thay đổi cách tiếp cận: "Tầm ảnh hưởng của châu Âu cần được suy nghĩ lại hoàn toàn. Họ phải tìm cách hiểu quan điểm mới của Mỹ và tìm ra điểm chung để duy trì mối quan hệ”.
Tuy nhiên, bà cảnh báo điều này sẽ khó khăn hơn so với nhiệm kỳ đầu của ông Trump: "Tổng thống Mỹ giờ đây nắm quyền lực lớn hơn. Bài phát biểu của ông Vance có thể do Elon Musk viết cũng nên. Vì vậy, châu Âu cần thể hiện sự đoàn kết và lên tiếng bằng một tiếng nói chung”.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia thuộc Nhà Trắng, Brian Hughes hôm 16/2 gọi việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ chối ký thỏa thuận...
Nguồn: [Link nguồn]
-17/02/2025 11:02 AM (GMT+7)