Châu Âu quyết giữ chỗ trong bàn cờ của ông Trump về Ukraine

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Các lãnh đạo châu Âu khẩn trương hành động trong bối cảnh châu lục này đứng trước nguy cơ bị Tổng thống Mỹ Donald Trump “bỏ qua” trong tiến trình đàm phán hòa bình Nga-Ukraine.

Thời gian qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thấy quyết tâm chấm dứt xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, cách tiếp cận của Mỹ trong vấn đề này khiến châu Âu bất ngờ khi châu lục này dường như bị Washington bỏ ngoài cuộc.

Những diễn biến trên đặt ra câu hỏi về sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương và tương lai của đàm phán hòa bình Nga-Ukraine.

Chính quyền ông Trump khiến châu Âu “choáng váng”

Ngày 15-2, Đặc phái viên của Tổng thống Trump về Ukraine và Nga - ông Keith Kellogg nói rằng châu Âu sẽ không tham gia trực tiếp vào các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.

Cụ thể, tại Hội nghị An ninh Munich (Đức), ông Kellogg nói rằng Mỹ sẽ đóng vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán hoà bình, với Ukraine và Nga là hai bên chính. Khi được hỏi về khả năng châu Âu có mặt trên bàn đàm phán, ông Kellogg nói: “Tôi theo trường phái thực tế. Tôi nghĩ điều đó sẽ không xảy ra”.

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Ukraine và Nga - ông Keith Kellogg phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich (Đức) ngày 15-2. Ảnh: NBC

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Ukraine và Nga - ông Keith Kellogg phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich (Đức) ngày 15-2. Ảnh: NBC

Vị đặc phái viên đề cập thỏa thuận Minsk II năm 2015 với sự tham gia của Đức, Pháp cùng Ukraine và Nga nhằm chấm dứt căng thẳng giữa Moscow và Kiev xảy ra năm 2014. “Có rất nhiều người tại bàn đàm phán, nhưng mọi chuyện không diễn ra như mong đợi. Đó là lý do tại sao châu Âu sẽ không tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng lợi ích của họ sẽ được tính đến” - hãng tin Reuters dẫn lời ông Kellogg.

Không lâu sau phát biểu của ông Kellogg, kênh NewsNation đưa tin rằng các quan chức Mỹ gồm Ngoại trưởng Marco Rubio, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz và Đặc phái viên tổng thống Mỹ tại Trung Đông Steve Witkoff có thể sẽ gặp các quan chức cấp cao của Nga tại Saudi Arabia trong những ngày tới để thảo luận về việc chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.

Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng Kiev chưa nhận được lời mời tham dự bất kỳ cuộc họp nào với Mỹ và Nga tại Saudi Arabia. “Thật kỳ lạ khi tổ chức một cuộc họp theo hình thức như vậy trước khi chúng tôi tham vấn với các đối tác chiến lược của mình” - ông Zelensky nói hôm 15-2.

Tờ Politico đưa tin rằng thông báo về cuộc gặp ở Saudi Arabia khiến Ukraine bất ngờ, và không có quốc gia châu Âu nào dự kiến ​​được mời tham gia bất chấp việc châu Âu đã công khai yêu cầu ông Trump đưa họ vào khuôn khổ các cuộc đàm phán hòa bình.

Những diễn biến trên diễn ra chỉ hai ngày sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cuộc gọi là lần liên lạc đầu tiên ở cấp lãnh đạo Washington và Moscow kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát và cuộc gọi này cũng thổi bùng tranh cãi ở châu Âu khi chính quyền Mỹ không tham vấn trước với châu Âu hay Ukraine trước khi điện đàm.

Diễn biến này càng gây băn khoăn khi những ngày qua các quan chức trong chính quyền Mỹ cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng Washington kỳ vọng các đồng minh châu Âu trong liên minh quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ chịu trách nhiệm chính trong khu vực, vì Mỹ hiện đang ưu tiên các vấn đề khác như an ninh biên giới và ứng phó với Trung Quốc.

“Mỹ đang ưu tiên ngăn chặn chiến tranh với Trung Quốc ở Thái Bình Dương, đồng thời nhận thức rõ nguồn lực có hạn và điều chỉnh phân bổ để đảm bảo khả năng răn đe không bị suy yếu. Khi Mỹ tập trung vào những mối đe dọa này, các đồng minh châu Âu cần chủ động dẫn dắt an ninh của chính họ” - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth nói cuộc họp với các bộ trưởng quốc phòng châu Âu ở thủ đô Brussels (Bỉ) tuần trước.

Mỹ tuần qua đã gửi một bản câu hỏi tới các nước châu Âu về những đóng góp tiềm năng của châu Âu vào các bảo đảm an ninh cho Ukraine. Một nhà ngoại giao châu Âu tiết lộ rằng tài liệu của Mỹ bao gồm sáu câu hỏi. “Người Mỹ đang tiếp cận các nước châu Âu và hỏi rằng châu Âu sẵn sàng triển khai bao nhiêu binh sĩ” - nhà ngoại giao nói với Reuters.

Châu Âu đấu tranh để được lắng nghe

(Từ trái sang) Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP

(Từ trái sang) Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP

Châu Âu đang đấu tranh để được lắng nghe khi ông Trump tập trung vào việc đạt được thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.

Theo một quan chức thuộc Văn phòng Tổng thống Pháp nói với hãng tin AFP, Tổng thống Emmanuel Macron triệu tập cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo châu Âu và NATO vào ngày 17-2 để ứng phó với những diễn biến gần đây liên quan đàm phán hòa bình Nga-Ukraine.

Thủ tướng Anh Keir Starmer xác nhận tham gia cuộc họp. Đài Sky News dẫn nguồn tin từ Phố Downing rằng ông Starmer sẽ chuyển thông điệp từ cuộc họp ở Paris tới Tổng thống Trump khi ông đến Washington một tuần sau đó.

Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski cho biết ông “rất vui mừng" được thảo luận “một cách rất nghiêm túc” về những thách thức do ông Trump đặt ra.

Ngoài tổ chức cuộc họp, nhiều nhà lãnh đạo ở châu Âu lên tiếng rằng châu lục này không chấp nhận việc bị gạt ra ngoài các cuộc đàm phán hòa bình.

Tổng thư ký NATO Mark Rutte ngày 15-2 kêu gọi châu Âu có hành động cụ thể hơn. “Với các nước Âu, tôi muốn nói: hãy tham gia vào cuộc tranh luận, không phải bằng cách phàn nàn về việc có hay không có chỗ trên bàn đàm phán, mà bằng cách đưa ra những đề xuất, ý tưởng cụ thể và tăng cường chi tiêu quốc phòng” - ông Rutte kêu gọi.

Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb cho rằng “không thể có chuyện đàm phán về Ukraine, tương lai của Ukraine hay cấu trúc an ninh châu Âu mà không có châu Âu”. “Nhưng điều đó cũng có nghĩa là châu Âu cần hành động quyết liệt hơn. Châu Âu cần bớt nói và làm nhiều hơn” - ông Stubb thừa nhận trách nhiệm của châu Âu.

Bà Kaja Kallas, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh, cảnh báo rằng thỏa thuận giữa Nga và Ukraine sẽ không hiệu quả nếu châu Âu bị loại khỏi các cuộc đàm phán hòa bình.

“Muốn bất cứ điều gì hoạt động, phải có sự tham gia của Ukraine và châu Âu, bởi chính người Ukraine và châu Âu là những người cần thực thi thỏa thuận tại châu Âu. Nếu không có chúng tôi, bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ không thể vận hành” - bà Kallas nói với đài CNBC.

Ngay sau cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin, chính phủ sáu nước châu Âu gồm Pháp, Anh, Đức, Ba Lan, Ý và Tây Ban Nha đã ra tuyên bố chung, khẳng định “châu Âu phải là một phần trong bất kỳ cuộc đàm phán nào”.

“Chúng tôi chia sẻ mục tiêu tiếp tục ủng hộ Ukraine cho đến khi đạt được một nền hòa bình công bằng, toàn diện và bền vững. Chúng tôi mong chờ được thảo luận về con đường phía trước cùng các đồng minh Mỹ”.

“Ukraine và châu Âu phải là một phần trong mọi cuộc đàm phán. Ukraine cần được đảm bảo an ninh vững chắc. Một nền hòa bình công bằng và bền vững tại Ukraine là điều kiện tiên quyết cho một nền an ninh xuyên Đại Tây Dương vững mạnh” - tuyên bố nhấn mạnh.

Trước tình hình này, nhiều chuyên gia kêu gọi Tổng thống Ukraine Zelensky nên làm mọi cách để các nước châu Âu có mặt tại bàn đàm phán vì cho rằng vị thế đàm phán của Kiev sẽ yếu hơn nếu không có sự tham gia của các nước châu Âu vào tiến trình đàm phán.

Trong khi đó, một số người khác người khác bày tỏ sự lạc quan thận trọng rằng quá trình này chỉ mới bắt đầu và ít nhất là Ukraine vẫn sẽ có mặt trên bàn đàm phán, theo tờ The Washington Post.

Nga và Ukraine lên tiếng về vai trò của châu Âu trong đàm phán hòa bình

Ngày 13-2, người phát ngôn Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov nói rằng vẫn còn “quá sớm” để thảo luận về vai trò của châu Âu trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, theo đài RT.

Về phía Ukraine, Tổng thống Zelensky nhiều lần nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán hòa bình phải bao gồm Ukraine, Nga, châu Âu và Mỹ.

“Ukraine sẽ không bao giờ chấp nhận những thỏa thuận được thực hiện sau lưng chúng tôi mà không có sự tham gia của chúng tôi. Không có quyết định nào về Ukraine mà không có Ukraine. Không có quyết định nào về châu Âu mà không có châu Âu” - ông Zelensky nói tại Hội nghị An ninh Munich (Đức) hôm 15-2.

Nhà lãnh đạo Ukraine cũng kêu gọi thành lập quân đội châu Âu, với lý do châu lục không còn có thể trông cậy vào Mỹ.

“Thành thật mà nói, giờ đây chúng ta không thể loại trừ khả năng Mỹ có thể nói ‘không’ với châu Âu về những vấn đề đe dọa đến lục địa này. Tôi thực sự tin rằng thời điểm đó đã đến. Lực lượng vũ trang châu Âu phải được thành lập” - ông Zelensky nói.

Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha và Chánh văn phòng tổng thống Andriy Yermak cho biết đã thảo luận với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị về tầm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THẢO VY ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN