Châu Âu ở thế khó xử về Ukraine

Mỹ thời điểm này đã cam kết chuyển gần 18 tỉ USD vũ khí khí tài cho Ukraine, kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.

Chưa dừng lại, theo NBC News, Nhà Trắng đã thảo luận về việc sẽ yêu cầu Quốc hội duyệt chi thêm nhiều tỉ USD cho Ukraine trong phiên họp lập pháp sau cuộc bầu cử giữa kỳ, Nhà Trắng không công khai con số song nhiều nhà lập pháp và nhà vận động hành lang Ukraine hy vọng mức này khoảng 40-60 tỉ USD, còn một số quan chức Mỹ dự kiến ​​con số khoảng 50 tỉ USD.

Ukraine khai hỏa tên lửa BM-21 Grad về phía các vị trí của Nga ở tỉnh Kharkiv vào ngày 2/8. Ảnh: Reuters

Ukraine khai hỏa tên lửa BM-21 Grad về phía các vị trí của Nga ở tỉnh Kharkiv vào ngày 2/8. Ảnh: Reuters

Trước đó, ngày 12-10, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã triệu tập cuộc họp của nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine (hơn 50 nước phương Tây) thảo luận chuyển giao thêm vũ khí và trang thiết bị đến tay quân đội Ukraine. Ukraine vẫn cần nhiều hệ thống phòng không để chống lại máy bay quân sự, tên lửa và máy bay không người lái của Nga. Mỹ cũng thảo luận cung cấp cho Ukraine các hệ thống tên lửa tầm xa hơn ATACMS và thậm chí một số máy bay chiến đấu tiên tiến.

Có thể thấy mức hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine đến lúc này gần như bằng tất cả mức hỗ trợ của các nước đồng minh và đối tác phương Tây cộng lại, theo hãng tin Bloomberg. Đức và Pháp dường như vẫn giữ thái độ thận trọng về việc cung cấp các vũ khí hiện đại cho Ukraine. Hiện có sự khác biệt đáng kể giữa số lượng vũ khí được Mỹ, Anh và Ba Lan vận chuyển cho Ukraine với phần còn lại của châu Âu, làm dấy lên câu hỏi liệu có phải một số quốc gia đang cố tình chậm cung cấp vũ khí để rút ngắn cuộc xung đột Nga - Ukraine và đẩy nhanh tiến trình đàm phán hay không.

“Nhìn chung, phương Tây đang cung cấp cho Ukraine số lượng vũ khí chỉ đủ để cầm cự chứ không đủ để giành lại lãnh thổ. Mục đích của các nước này dường như là khiến cho Nga không thắng nhưng cũng không thua” - chuyên gia Ulrich Speck thuộc Quỹ Marshall Đức nhận định. Theo ông Speck, từ việc các đồng minh, đối tác châu Âu hạn chế cung cấp hay chậm bàn giao vũ khí cho Ukraine cho thấy các nước này có tính toán riêng.

Áp lực của châu Âu trước khả năng Mỹ giảm viện trợ Ukraine

Trước bầu cử giữa kỳ Mỹ 2022, châu Âu đứng trước nhiều áp lực về quốc phòng và kinh tế trong nỗ lực viện trợ cho Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHẠM KỲ ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN