Châu Âu khổ vì "cơn nghiện" khí đốt Nga?

Hàng triệu người châu Âu đang sử dụng khí đốt để sưởi ấm mà không biết rằng, nguồn nhiên liệu đó đến từ Nga. Trong khi phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, không ít lãnh đạo châu Âu cũng lo ngại việc Moscow nổi giận và cắt nguồn cung khí đốt.

Tổng thống Nga Putin ký tên lên một đường ống khí đốt (ảnh: CNN)

Tổng thống Nga Putin ký tên lên một đường ống khí đốt (ảnh: CNN)

Từ những năm 1960, Nga đã xây dựng hệ thống dẫn khí đốt khắp châu Âu. Kể từ thời điểm đó, Mỹ liên tục cảnh báo các đồng minh rằng tiêu thụ nhiều khí đốt của Nga hơn sẽ khiến châu Âu phụ thuộc vào Moscow nhiều hơn.

Theo CNN, trong bối cảnh xung đột với Ukraine, Nga vẫn kiếm được hàng trăm triệu USD mỗi ngày nhờ xuất khẩu khí đốt. Liên minh châu Âu (EU) – khách hàng khí đốt lớn nhất của Nga – đang “khổ sở” vì phải lựa chọn giữa “cơn nghiện” khí đốt và bênh vực Ukraine.

Theo Viện nghiên cứu chính sách Bruegel, với giá xăng dầu, khí đốt cao như hiện tại, Nga có thể kiếm 545 triệu USD/ngày nhờ xuất khẩu nhiên liệu sang EU. Trước thời điểm mở chiến dịch quân sự ở Ukraine (24.2), Nga cũng thu hàng trăm triệu USD nhờ bán khí đốt cho EU.

“Rõ ràng là sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga khiến phản ứng của châu Âu đối với xung đột ở Ukraine trở nên yếu ớt”, Tara Connolly – nhà hoạt động vì môi trường tại Tổ chức phi chính phủ Global Witness – nói với CNN.

“Chúng ta đang mua rất nhiều khí đốt, rất nhiều dầu của Nga. Nga lấy tiền từ túi chúng ta để mở chiến dịch quân sự ở Ukraine”, Mateusz Morawiecki – Thủ tướng Ba Lan – phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh EU hồi tuần trước.

Theo CNN, 40% lượng khí đốt của 27 nước thành viên EU đến từ Nga. Đức – quốc gia có tiếng nói lớn nhất EU – là bạn hàng lớn nhất của Nga. Năm 2021, Nga thu 119 tỷ USD từ việc bán khí đốt cho EU. Số tiền này chiếm 36% thu ngân sách của Nga.

Một hệ thống đường dẫn khí đốt sang châu Âu được công ty Gazprom vận hành hồi tháng 11 năm ngoái (ảnh: CNN)

Một hệ thống đường dẫn khí đốt sang châu Âu được công ty Gazprom vận hành hồi tháng 11 năm ngoái (ảnh: CNN)

Hôm 3.3, Kadri Simson – Giám đốc năng lượng của EU – cho biết, khối này sẽ sớm công bố một kế hoạch nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

“Giải pháp lâu dài duy nhất là năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng có hiệu quả. Chúng ta còn quá phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch”, bà Kadri Simson nói.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, EU thay đổi quan điểm vào lúc này vẫn là quá muộn. Đức – quốc gia có nền kinh tế lớn hàng đầu EU – tuyên bố, đến năm 2040 sẽ hoàn thành chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng xanh.

Châu Âu có thể hạn chế mua khí đốt của Nga, nhưng cắt giảm nhập khẩu với số lượng lớn chắc chắn không phải giải pháp cho mùa đông năm nay. Chừng nào còn là nguồn cung khí đốt lớn nhất cho EU, Nga vẫn còn “con bài mặc cả” chiến lược cho vấn đề Ukraine, theo CNN.

Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), nếu tất cả các tòa nhà lớn ở EU chấp nhận giảm 1 độ C hệ thống sưởi, khối này sẽ tiết kiệm được 10 tỷ mét khối khí đốt trong một mùa đông.

“Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chỉ có thể đưa ra yêu cầu đó khi không còn lựa chọn nào khác”, Ben McWilliams – chuyên gia tại Bruegel – nhận xét.

Nga giải thích lý do hỏa hoạn ở nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu

Nga cáo buộc, vụ hỏa hoạn nguy hiểm ở Zaporozhskaya – nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu – là do Ukraine “dàn dựng”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN