ChatGPT có thể thay đổi thế giới hay không?

Ra mắt vào ngày 30/11/2022, dự án ChatGPT của công ty OpenAI (Mỹ) đang khiến nhiều cư dân mạng ở Việt Nam và thế giới "phát sốt" vì khả năng trả lời các câu hỏi như người thật.

ChatGPT là trí tuệ nhân tạo có thể giải đáp nhiều thắc mắc của con người (ảnh: OpenAI)

ChatGPT là trí tuệ nhân tạo có thể giải đáp nhiều thắc mắc của con người (ảnh: OpenAI)

1. Khả năng của ChatGPT

ChatGPT (tên đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) là một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty OpenAI phát triển. Điểm đặc biệt của AI này nằm ở kho kiến thức khổng lồ mà nó được cung cấp hoặc thông qua học hỏi.

Theo OpenAI, ChatGPT được cung cấp dữ liệu bao gồm hàng trăm tỷ từ dưới dạng sách, cuộc hội thoại và bài viết. Dựa trên thuật toán và xác suất thống kê, nó có thể chọn ra các từ để hoàn thành một câu sao cho logic, mạch lạc và “giống như được viết bởi con người”.

Điểm mạnh của ChatGPT là sự thân thiện với người dùng. Thông qua dạng hỏi – đáp, AI này có thể hỗ trợ trả lời các câu hỏi, tìm kiếm thông tin, dịch thuật, sáng tác văn thơ, soạn nhạc, thiết kế, viết tiểu luận, sửa lỗi lập trình, làm bài kiểm tra, dạy học, tư vấn… Theo ABC.net.

ChatGPT được đánh giá là chatbot (phần mềm tương tác với con người bằng AI) mạnh nhất thế giới hiện nay. Thông qua học hỏi từ người dùng, ChatGPT có thể ngày càng thông minh hơn. Nó có thể giải quyết thắc mắc của bạn trong vài giây.

Theo New York Times, ChatGPT là “AI tốt nhất hiện nay được phổ biến cho người dùng”.

Với nhiều điểm tích cực và tiềm năng phát triển, ChatGPT đã vượt mốc 10 triệu người dùng chỉ sau 40 ngày ra mắt, phá vỡ mọi kỷ lục về thu hút người dùng. Trước đó, kỷ lục này thuộc về mạng xã hội Instagram. Một số chuyên gia công nghệ nhận định ChatGPT có thể là đối thủ đáng gờm của Google – “gã khổng lồ” trong công nghệ tìm kiếm, theo India Today.

Nhờ thành công của ChatGPT, OpenAI đang được định giá khoảng 14 tỷ USD và đang thu hút hàng tỷ vốn đầu tư, theo The Wall Street Journal.

Ở Việt Nam, nhiều cư dân mạng đang truyền tai nhau về khả năng tìm kiếm thông tin và giao tiếp “như người” của ChatGPT. Tuy nhiên, OpenAI vẫn chưa cung cấp dịch vụ ChatGPT để người dùng ở Việt Nam trải nghiệm.

ChatGPT được cho là AI thông minh nhất hiện nay (ảnh: CNN)

ChatGPT được cho là AI thông minh nhất hiện nay (ảnh: CNN)

2. Hạn chế của ChatGPT

Theo OpenAI, “có thể tạo ra thông tin không chính xác” và “có thể đưa ra các hướng dẫn có hại hoặc nội dung sai” là 2 hạn chế mà người dùng cần cảnh giác khi sử dụng ChatGPT.

ChatGPT không thực sự hiểu ý nghĩa các câu từ mà nó đưa ra. Phản hồi từ AI này chỉ dựa trên thuật toán sắp xếp từ ngữ theo xác suất.

Về khả năng tìm kiếm và cung cấp thông tin, ChatGPT hiển thị nội dung dưới dạng tin nhắn hỏi – đáp, tạo sự thân thiện với người dùng. Đây là điểm mạnh lớn của ChatGPT.

Tuy nhiên, về độ chính xác của thông tin và tốc độ tìm kiếm, ChatGPT chưa thể so sánh với Google. Phản hồi của ChatGPT được đưa ra sau 2 – 5 giây tùy vào độ khó của vấn đề. Trong khi đó, Google thường chỉ mất chưa tới 1 giây để đưa ra kết quả tìm kiếm dưới dạng các đường link, theo trang phân tích dữ liệu Demandsage.

Nhiều người có thể mất việc làm vì ChatGPT? (ảnh: Cognate)

Nhiều người có thể mất việc làm vì ChatGPT? (ảnh: Cognate)

Nguồn dữ liệu cũng là điểm yếu của ChatGPT. AI này sở hữu kho dữ liệu khổng lồ nhưng không được cập nhật. Kho dữ liệu của ChatGPT có từ trước năm 2021. Nếu gặp câu hỏi cần thông tin từ năm 2022 đến nay để giải đáp, ChatGPT có thể đưa ra đáp án sai. Ngược lại, Google liên tục cập nhật thông tin từng phút. Thông tin của Google được dẫn từ các nguồn xác thực.

Theo OpenAI, các kỹ sư của họ cần thêm thời gian để “vá lỗ hổng dữ liệu” này.

ChatGPT vừa ra mắt không lâu đã gây tranh cãi lớn trong lĩnh vực giáo dục.

RT hôm 2/2 đưa tin, Đại học Nhân văn Quốc gia Nga (RGGU) đã kêu gọi hạn chế quyền truy cập vào ChatGPT đối với các sinh viên, sau khi một sinh viên trường này dùng ChatGPT trình bày thành công luận văn tốt nghiệp.

Chia sẻ trên Twitter, sinh viên này cho viết anh chỉ cần 23 giờ để viết luận văn được hỗ trợ bởi ChatGPT. Nam sinh viên cũng “bày cách” cho những người khác dùng ChatGPT để có được văn bản mạch lạc. Thông thường, mỗi sinh viên của RGGU cần vài tuần để hoàn thành một bài luận văn tốt nghiệp.

Theo Guardian, nhiều giảng viên đại học ở Anh đang kêu gọi xem xét lại cách tổ chức thi và chấm điểm nhằm đối phó với ChatGPT. Một số trường đại học Anh đã cấm sử dụng ChatGPT trong việc dạy và học. Kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết trên giấy được thực hiện để ngăn sinh viên gian lận bằng AI.

Một số tạp chí khoa học ở Anh cũng cấm sử dụng ChatGPT để viết báo. Lý do là AI này có thể viết ra thông tin sai lệch.

Theo Guardian, ChatGPT có khả năng giao tiếp tốt nhưng không thể thay thế người viết bởi nó không thể hiện được cảm xúc, góc nhìn, kinh nghiệm cá nhân và bình luận về một vấn đề.

ChatGPT gây lo ngại về gian lận trong giáo dục (ảnh : Cognate)

ChatGPT gây lo ngại về gian lận trong giáo dục (ảnh : Cognate)

3. Thay đổi thế giới

Bất chấp những tranh cãi, ChatGPT có tiềm năng thay đổi thế giới theo nhiều cách, theo trang tin The Cognate.

- Nâng cấp AI : Khả năng xử lý ngôn ngữ và giao tiếp với người dùng của ChatGPT được cho là tốt nhất hiện nay. Nó có thể được ứng dụng để cải thiện nhiều hệ thống AI khác, bao gồm trợ lý ảo, chatbot chăm sóc khách hàng.

Trong tương lai, chatbot với khả năng giao tiếp thông minh như ChatGPT có thể được các công ty ứng dụng rộng rãi để tương tác, chăm sóc, tiếp nhận và xử lý yêu cầu của khách hàng. Điều này giúp tiết kiệm nhân lực và chi phí cho công ty, nhưng cũng có thể khiến nhiều người mất việc. 

- Sáng tạo nội dung : ChatGPT có thể “sáng tạo” ra những bài văn, bài thơ, bản nhạc, câu chuyện mới… Đây có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi trong ngành giải trí. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ChatGPT được dùng để dựng kịch bản phim hay chương trình truyền hình?

- Tìm kiếm thông tin : Đây là lĩnh vực mà ChatGPT có thể gây tác động lớn và cạnh tranh trực tiếp với Google. ChatGPT có thể giúp người dùng tìm kiếm thông tin dễ dàng và trực tiếp hơn thay vì phải lựa chọn đường link phù hợp như Google. Tuy nhiên, cải thiện độ chính xác của thông tin là “bài toán” mà OpenAI cần giải.

- Trong lĩnh vực giáo dục: ChatGPT có thể được sử dụng để hỗ trợ học sinh học và làm bài tập như một gia sư. Nó cũng có thể giúp giáo viên thiết kế bài giảng mới. Tuy nhiên, vai trò của ChatGPT trong giáo dục vẫn còn là điều gây tranh cãi. Nó có thể khiến cả người dạy và học ỷ lại vào AI, nảy sinh các hành vi gian lận.

Khó có thể bỏ qua những tiềm năng có lợi của ChatGPT, nhưng cũng cần xem xét đến những hạn chế của AI này, đặc biệt là vấn đề cung cấp thông tin sai lệch, không có nguồn thông tin và bảo mật dữ liệu cá nhân người dùng, theo trang Anaconda.

Mỹ: Phi công kỳ cựu lái chiến đấu cơ F-16 thua trắng trí tuệ nhân tạo

Một phi công kỳ cựu Mỹ gần đây đã tham chiến trong môi trường giả lập với đối thủ là trí tuệ nhân tạo (AI).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp – tổng hợp ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN