"Chảo lửa" Trung Đông tiếp tục bùng cháy bởi Patriot PAC-3MSE của Mỹ?
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran đang có dấu hiệu hạ nhiệt, Washington tiếp tục đưa ra kế hoạch mới có khả năng làm "chảo lửa" Trung Đông bùng phát hơn nữa.
Sau vụ Iran nã tên lửa vào căn cứ Mỹ tại Iraq, quân đội Mỹ đang xem xét tăng cường khả năng chống tên lửa ở Trung Đông. Nguồn: Sina.
Theo Sina ngày 17/1, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy cho biết, sau cuộc tấn công của Iran vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq, Quân đội Mỹ đang chuẩn bị tăng cường khả năng chống tên lửa ở Trung Đông. Ông McCarthy nhấn mạnh, Iran là “kẻ thù khá có khả năng” và “họ có thể tiến hành các cuộc tấn công đe dọa đến công dân Mỹ”. Hiện, Quân đội Mỹ đang xem xét khả năng triển khai thêm lực lượng đến Trung Đông để tăng cường khả năng chiến đấu tại khu vực này. Tuy nhiên, triển khai tại quốc gia nào vẫn là điều còn đang được nghiên cứu.
Tuyên bố của ông Ryan McCarthy được đưa ra ngay sau khi xuất hiện thông tin Mỹ đang triển khai thêm các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tới Trung Đông. Defence Blog hôm 15/1 dẫn thông báo từ Không quân Mỹ cho biết, Mỹ đã điều động các thiết bị quân sự hạng nặng cùng vũ khí bao gồm hệ thống tên lửa đất đối không Patriot PAC-3MSE trên 3 chiếc máy bay vận tải C-5M tới Jordan để tăng cường năng lực phòng thủ bảo vệ các căn cứ quân sự khỏi nguy cơ bị tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tấn công.
Không quân Mỹ được cho là đang triển khai phiên bản Patriot mới nhất ở Trung Đông. Nguồn: Sina.
Hiện, căng thẳng Mỹ - Iran đang có dấu hiệu hạ nhiệt, Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố Tehran muốn đối thoại và đang nỗ lực để ngăn chặn chiến tranh trong lúc căng thẳng với Mỹ dâng cao. Ông Rouhani khẳng định vẫn có thể đàm phán với thế giới và Chính phủ Iran đang nỗ lực hằng ngày để “ngăn chặn đối đầu quân sự hoặc chiến tranh”.
Tuy nhiên, với tuyên bố vừa qua của ông Ryan McCarthy nhiều khả năng sẽ làm căng thẳng Mỹ - Iran bùng phát trở lại. Phía Iran đã từng tuyên bố sẽ “đuổi” hết lính Mỹ ra khỏi khu vực Trung Đông sau vụ sát hại Tướng Soleimani vừa qua, cùng với đó Iran cũng đưa 35 mục tiêu Mỹ ở Trung Đông vào “tầm ngắm” của tên lửa Iran.
Tuyên bố của ông Ryan McCarthy nhiều khả năng sẽ làm căng thẳng Mỹ - Iran bùng phát trở lại. Nguồn: Sina.
Được biết, PAC-3 SME là phiên bản tên lửa phòng không mạnh nhất của Patriot, đây được coi là phiên bản có sức tiệm cận với hệ thống phòng không tầm cao THAAD và S-400 của Nga. Những hệ thống PAC-3MSE được điều động lần này vừa được Mỹ hoàn thành gói nâng cấp mới và những cuộc thử nghiệm khắt khe nhất để phù hợp với nhiều mục tiêu khác nhau, trong đó có đánh chặn đạn đạo. PAC-3 SME sẽ giúp Mỹ bảo vệ các căn cứ của mình và đồng minh trước các đòn tấn công có thể đến từ Iran.
PAC-3MSE được đánh giá là ngang bằng với S-400 của Nga. Nguồn: Sina.
PAC-3 MSE sử dụng đạn tên lửa nhiên liệu rắn giúp cho hệ thống hoạt động ổn định, hiệu quả, dễ bảo trì. Đặc biệt PAC-3 SME tiêu diệt mục tiêu bằng phương thức va chạm động năng thay vì thuốc nổ, điều này cho thấy PAC-3 MSE có độ chính xác gần như tuyệt đối.
Việc sử dụng phương thức tiêu diệt mục tiêu bằng động năng giúp cho mỗi hệ thống Patriot mới có thể mang theo 16 đạn, gấp 4 lần cơ số đạn các hệ thống đánh chặn mạnh nhất hiện nay của Nga như S-300, S-400. PAC-3 SME có khả năng bảo vệ được 360 độ, trong khi vẫn duy trì được khả năng cơ động, phiên bản này mới chỉ được Mỹ trang bị vào năm 2015.
Nguồn: [Link nguồn]
Tình hình tạm lắng xuống sau vụ Iran nã tên lửa căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq, nhưng nguyên nhân căng thẳng giữa hai nước...