Chân dung kẻ lừa đảo bất động sản, bán cả tượng nữ thần tự do của Mỹ

George C. Parker sinh năm 1860 trong một gia đình gốc Ireland có 8 người con tại New York.

Vào những năm 1880, thành phố New York là nơi tụ hội của các nhóm đa sắc tộc di cư từ mọi nơi trên thế giới.

Khoác lên một diện mạo bảnh bao, Parker tiếp cận những người nhập cư thiếu cảnh giác, bắt chuyện với họ và giới thiệu bản thân là chủ sở hữu của cây cầu Brooklyn. Ngay khi tạo dựng được niềm tin, Parker nói rằng sẽ cho xây các trạm thu phí ở đây và hắn đang tìm kiếm một người đáng tin cậy để giao việc tại bốt trạm. Đứng trước lời đề nghị việc làm đầy hấp dẫn, các nạn nhân đã không khỏi cầm lòng mà nhanh chóng chấp thuận.

Parker dẫn con mồi đến cây cầu, khi đến nơi, các nạn nhân sẽ luôn nhìn thấy tấm biển “Bán cầu” được gắn ngay trên đó. Hắn tiết lộ rằng chiếc cầu đang được chào bán với mức giá hợp lý, ai cũng có thể mua và sở hữu nếu có nhu cầu, rồi hắn sẽ tính phí và thu về một khoản kếch xù. Để thủ đoạn thêm phần tinh vi, Parker đã mở văn phòng ngay gần cầu và làm giả giấy tờ hành chính.

Hắn đã tiến hành được các giao dịch bán cầu với mức giá từ 75 USD đến 50.000 USD.

"Siêu lừa" George C. Parker khét tiếng với các thương vụ rao bán cầu Brooklyn - Nguồn: La Voz

"Siêu lừa" George C. Parker khét tiếng với các thương vụ rao bán cầu Brooklyn - Nguồn: La Voz

Phải đến khi cảnh sát trình diện trong lúc các nạn nhân đang dựng trạm thu phí, họ mới nhận ra mình đã bị lừa trắng trợn. Parker được cho là đã thực hiện các cuộc giao dịch bán cầu 2 lần/tuần suốt 40 năm ròng.

Không chỉ cầu Brooklyn, hắn còn từng đưa Vườn Quảng trường Madison, Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan, Tượng Nữ thần Tự do, và Đài tưởng niệm Ulysses Grant vào danh sách rao bán.

Năm 1908, Parker bị bắt với tội danh lừa đảo. Trước khi phiên tòa diễn ra, hắn đã thong thả bỏ trốn và đi lại xung quanh tòa nhà, khoác áo và đội mũ lấy cắp từ một vị cảnh sát trưởng bất cẩn.

Cuối cùng, vào ngày 17/12/1928, tại tòa án hạt King, thẩm phán Alonzo McLaughlin đã tuyên án Parker tù chung thân ở nhà tù Sing Sing. Hắn rất nổi tiếng với các bạn tù và cai ngục với những câu chuyện thú vị không hồi kết của mình. 8 năm sau đó, hắn qua đời trong nhà tù ở tuổi 76.

TQ: Mạo danh “Phật sống” để lừa đảo, cưỡng hiếp nhiều phụ nữ

Dù bị cưỡng hiếp và lạm dụng tình dục nhiều lần, một số phụ nữ vẫn không dám tố cáo hành vi đồi bại của những kẻ mạo danh “Phật sống”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Anh (irishcentral) ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN