CĐV TQ ghen tị với màn trình diễn của Hàn, Nhật ở World Cup

Trung Quốc cần phải lấy màn trình diễn của Nhật Bản và Hàn Quốc ở World Cup để làm hình mẫu cải thiện bóng đá nước nhà, theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP).

CĐV TQ ghen tị với màn trình diễn của Hàn, Nhật ở World Cup - 1

Nhiều cổ động viên Trung Quốc đến Nga xem World Cup dù đội tuyển quốc gia không có cơ hội tham dự. Ảnh minh họa.

Ngoài sân vận động Ekaterinburg, mối hận thù giữa Nhật Bản và Trung Quốc thể hiện ở việc cổ động viên Trung Quốc giương cao lá cờ quốc gia và hô to: “Sen-e-gal! Sen-e-gal!”. Đó là bởi đội tuyển Nhật Bản sẽ thi đấu trận quan trọng tại vòng bảng gặp đại diện đến từ châu Phi.

Trận hòa 2-2 với Senegal tiếp tục mở ra cơ hội lọt vào vòng trong với cả hai đội. Nhưng đối với các cổ động viên Nhật, hai trận đấu và 4 điểm giành được, trong đó có chiến thắng trước đội bóng rất mạnh là Colombia, đã vượt qua mọi sự mong đợi.

Đối với Hàn Quốc, đại diện đến từ Đông Á gần như bị loại sau 2 trận toàn thua. Nhưng tinh thần chiến đấu của các cầu thủ Hàn Quốc là rất đáng khâm phục. Họ chỉ để thua sát nút Thụy Điển và thi đấu đến kiệt sức trong trận thua Mexico.

Có thể nói, đây là điều mà các cổ động viên Trung Quốc có mặt tại Nga và cả ở quê nhà hết sức ghen tị. Nhật Bản đã 6 lần liên tiếp tham dự World Cup, trong khi Hàn Quốc đã tham gia từ năm 1954 và liên tục góp mặt kể từ năm 1986.

Tại World Cup 2002, đồng chủ nhà Hàn Quốc thậm chí còn vươn xa đến bán kết. Đó là thách tích đáng nể mà giới tinh hoa ở Bắc Kinh không thể không chú ý.

“Các cổ động viên Trung Quốc quan tâm đến các trận đấu của Hàn Quốc và Nhật Bản vì các quốc gia này khá tương đồng với nhau”, nhà báo Zhou Chao làm việc cho tờ Sina nói.

“Chúng tôi đến từ cùng một khu vực và chúng tôi rất muốn xem họ thi đấu với các đối thủ đến từ châu Âu, Nam Mỹ, châu Phi để học hỏi”.

CĐV TQ ghen tị với màn trình diễn của Hàn, Nhật ở World Cup - 2

Các cổ động viên Trung Quốc rất muốn đội tuyển quốc gia có màn trình diễn như Nhật Bản, Hàn Quốc ở World Cup.

Đó cũng là chiến lược mà Trung Quốc cần phải áp dụng để tìm ra những tên tuổi triển vọng trong số hơn 1,4 tỷ dân.

“Nhiều huấn luyện viên Nhật Bản đang làm việc tại Trung Quốc ở các lứa cầu thủ dưới 17, dưới 18 và dưới 20”, Okada, người dẫn dắt Nhật Bản đến vòng chung kết World Cup 1998 và 2010 nói.

“Nhưng vấn đề là các đội bóng hàng đầu Trung Quốc không muốn cải thiện năng lực của các cầu thủ trẻ. Họ chỉ muốn tập trung vào đội hình chính. Tôi hy vọng điều này sẽ thay đổi”.

Okada có những trải nghiệm riêng khi từng là huấn luyện viên cho đội Hangzhou Greentown trong hai mùa giải kể từ năm 2012.

Những khoản đầu tư kếch xù khiến các ông chủ Trung Quốc hướng đến môi trường bóng đá châu Âu, chiêu mộ các ngôi sao thế giới. “Nhưng màn trình diễn của các ‘samurai xanh” tại World Cup 2018 có thể khiến họ phải nghĩ lại để nhìn vào Nhật Bản để học tập”, Okada nói.

Theo Okada, Trung Quốc cần phải gác lại những bất đồng về chính trị với Nhật Bản sang một bên. Bởi nền bóng đá châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng cần phải được cải thiện, để từ đó Nhật Bản mới có thể tiếp tục vươn lên sánh vai với các thế lực ở châu Âu hay Nam Mỹ.

“Khi đó, đội tuyển Nhật Bản sẽ được chơi nhiều trận đấu ở đẳng cấp cao hơn và chúng tôi phải tiếp tục trở nên mạnh mẽ để vươn lên”, Okada nói.

“Nhật Bản có thể là số một ở châu Á, nhưng đối với châu Âu hay Nam Mỹ, khoảng cách về trình độ vẫn còn rất xa. Vậy nên cả nền bóng đá châu Á phải vươn lên. Chúng tôi muốn Trung Quốc và các đội tuyển châu Á khác trở nên mạnh mẽ”.

Vì sao Trung Quốc không thể ”mọc mũi sủi tăm” ở World Cup?

Quốc gia đông dân nhất thế giới không được tham gia vòng chung kết World Cup 2018 dù bóng là đá môn thể thao phổ biến nhất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
World Cup 2026 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN