Cấu trúc quyền lực Mỹ khi Cộng hòa nắm cả Nhà Trắng và lưỡng viện

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Không loại trừ khả năng đảng Cộng hòa kiểm soát cả Nhà Trắng và lưỡng viện sau kỳ bầu cử này - điều sẽ có lợi cho ông Donald Trump trong nhiệm kỳ tổng thống mới.

Kết quả cuộc đua vào Nhà Trắng và Thượng viện Mỹ dường như đã ngã ngũ với chiến thắng thuộc về ông Donald Trump và đảng Cộng hoà.

Cuộc đua Hạ viện vẫn chưa kết thúc nhưng tính đến sáng 7-11 (giờ VN) đảng Cộng hòa đang dẫn trước với 207 ghế so với 189 ghế của đảng Dân chủ, theo hãng tin Reuters.

Còn tới 40 trong số 435 ghế chưa công bố đảng nào giành chiến thắng, nên quyền kiểm soát cuối cùng của Hạ viện vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng viễn cảnh Cộng hòa kiểm soát Hạ viện ngày càng rõ. Như vậy, trong trường hợp Cộng hoà thực sự thắng Hạ viện thì cả Nhà Trắng và Quốc hội đều thuộc quyền kiểm soát của đảng này.

Nhà khách Quốc hội Mỹ. Ảnh: DƯƠNG KHANG

Nhà khách Quốc hội Mỹ. Ảnh: DƯƠNG KHANG

Chia sẻ cùng báo Pháp luật TP.HCM, TS Nguyễn Tuấn Khanh, giảng viên khoa Quan hệ quốc tế, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM có một vài nhận định về cấu trúc quyền lực Mỹ thời gian tới, với khả năng rất cao cả Nhà Trắng và Quốc hội do Cộng hòa kiểm soát.

Theo TS Nguyễn Tuấn Khanh, trước hết phải khẳng định việc cả Thượng viện lẫn Hạ viện về tay đảng Cộng hòa và việc ông Donald Trump thành công giành vé vào Nhà Trắng sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo của ông này.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tuấn Khanh, xét ở Thượng viện, tuy chính thức về tay Cộng hoà song khoảng cách ưu thế của đảng Cộng hòa so với Dân chủ là chưa đủ lớn. Vì thế vẫn có thể vướng 1 trở ngại do cơ chế cản trở của Thượng viện, gọi là cơ chế Câu giờ (Filibuster, quyền cho phép một hay một nhóm thượng nghị sĩ có quyền nói liên tục bao lâu cũng được nhằm để trì hoãn thông qua một dự luật). Cơ chế này vẫn có thể được áp dụng khi khoảng cách giữa hai đảng trong Thượng viện không quá lớn.

Ông Nguyễn Tuấn Khanh nhấn mạnh rằng nhìn tổng thể cục diện vẫn sẽ thuận lợi cho những chính sách mà ông Trump sẽ đưa ra, lưu ý cơ chế Filibuster chỉ có thể gây cản trở chứ không tạo làn sóng đảo chiều trong Quốc hội.

“Trong nhiệm kỳ mới, ông Trump sẽ có những chính sách mạnh tay hơn, quyết liệt hơn trong chương trình nghị sự của ông, cũng như trong chính sách và hành động của Mỹ” - ông Nguyễn Tuấn Khanh nhận định.

Ngoài ra, theo đài CNBC, chỉ riêng quyền kiểm soát của đảng Cộng hòa tại Thượng viện cũng đã báo hiệu một lợi thế đáng kể cho ông Trump. Quyền hạn của Thượng viện bao gồm xác nhận các ứng cử viên Nội các và thẩm phán theo đề xuất tổng thống, một lĩnh vực mà ông Trump trước đây đã để lại dấu ấn đáng chú ý.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã bổ nhiệm thành công 234 thẩm phán liên bang, bao gồm ba thẩm phán Tòa án Tối cao có vai trò quan trọng trong việc lật ngược phán quyết “Roe kiện Wade”, vốn công nhận quyền phá thai theo hiến pháp của phụ nữ và hợp pháp hóa việc này trên toàn quốc.

Một Thượng viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo cũng có thể tạo điều kiện cho các kế hoạch cắt giảm thuế, cải cách chăm sóc sức khỏe và chính sách năng lượng của ông Trump. Theo CNBC, việc hủy bỏ Đạo luật Chăm sóc y tế Giá cả phải chăng (ACA) và giảm thuế doanh nghiệp có thể đứng đầu chương trình nghị sự lập pháp của đảng Cộng hòa trong thời gian tới.

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 7/11 thông báo lựa chọn bà Susie Wiles, cố vấn chiến dịch tranh cử, làm Chánh văn phòng Nhà Trắng trong nhiệm kỳ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DƯƠNG KHANG ([Tên nguồn])
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN