Câu nói của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khiến cả châu Âu lo lắng
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng quốc gia láng giềng Hy Lạp nên làm theo Thổ Nhĩ Kỳ, mở cửa biên giới để làn sóng người di cư tràn vào châu Âu.
Ông Erdogan thể hiện quan điểm Thổ Nhĩ Kỳ không muốn một mình giải quyết gánh nặng người di cư.
Theo RT, làn sóng người di cư bất hợp pháp, chủ yếu từ Syria, từ lâu đã trở thành quân bài chính trị để Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan gây sức ép với phương Tây.
Gần đây, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria không được đồng minh NATO, đặc biệt là Mỹ ủng hộ. Kết quả là ông Erdogan buộc phải tìm kiếm thỏa thuận hòa bình với Nga trong cuộc gặp Tổng thống Vladimir Putin ở Moscow.
Cuối tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cửa biên giới cho người di cư Syria tràn vào nước này. Đám đông người di cư liền tới túc trực ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hi lạp, nơi được coi là biên giới của châu Âu.
Hi Lạp là quốc gia thành viên trong khối Schengen, từ Hi Lạp người di cư có thể tìm cách tỏa ra các nước khác ở châu Âu.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói: “Này Hi Lạp, tôi kêu gọi các bạn… hãy mở cửa (biên giới) và thoát khỏi gánh nặng này. Hãy để họ đi những nước châu Âu khác”.
Câu nói của ông Erdogan là điều các quốc gia châu Âu đặc biệt lo ngại. Tuần trước, Ursula von der Leye, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), phát biểu: “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo an ninh biên giới Hi Lạp, cũng có nghĩa là biên giới châu Âu”.
Người di cư tập trung ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Hi Lạp.
Hi Lạp cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ cố tình làm ngơ, thậm chí tổ chức cho người di cư vượt biên trái phép sang nước này.
Hi Lạp có chung đường biên giới với Bulgaria và Italia. Hai quốc gia này chắc chắn sẽ không vui nếu Hi Lạp làm theo lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Italia cũng đang là nước châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh Covid-19.
Nhiều quốc gia EU khác cho rằng ông Erdogan đang dùng quân bài người di cư để gây sức ép với các nước trong khối.
Phát biểu tại Istanbul, ông Erdogan nói: “Tôi sẽ có cuộc gặp với quan chức Liên minh châu Âu vào ngày 9.3 ở Bỉ. Hi vọng tôi có thể trở về với một kết quả tích cực hơn”.
Kể từ khi xung đột Syria bùng phát, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải sắp xếp chỗ ăn ở cho khoảng 4 triệu người di cư từ Syria. Năm 2016, châu Âu cam kết hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ 6 tỉ euro để xây nhà ở, trường học, trung tâm y tế cho người di cư.
4 năm sau, ông Erdogan cho rằng châu Âu đã không giữ lời, chỉ đóng góp một cách hạn chế. EU cũng không nới lỏng visa với công dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Italia trải qua một ngày tồi tệ nhất kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, số ca nhiễm mới lên tới 1.492 trong 24 giờ...
Nguồn: [Link nguồn]