Cánh tả, cánh hữu trong chính trị là gì? Bạn có biết nguồn gốc của cách gọi này?
Cánh tả, cánh hữu là những thuật ngữ thường được sử dụng trong chính trị và chúng có nguồn gốc khá thú vị. Mời quý độc giả cùng thử tài trả lời câu hỏi trên bằng cách bấm vào phần màu xanh lá bên dưới ảnh. Câu trả lời của chúng tôi sẽ được công bố lúc 17h hôm nay.
Theo tạp chí Times (Mỹ), thuật ngữ cánh tả, cánh hữu trong chính trị có nguồn gốc từ vị trí ngồi của các chính trị gia trong Quốc hội thời Cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18.
Khi đó, những người ngồi bên trái (cánh tả) chủ tọa là nhóm phản đối chế độ quân chủ, ủng hộ cách mạng; trong khi những người ngồi bên phải (cánh hữu) là nhóm ủng hộ thể chế quân chủ, trao quyền nhiều hơn cho nhà vua.
Ngày nay, cánh tả được hiểu là xu hướng chính trị ủng hộ bình đẳng xã hội và chủ nghĩa bình quân, thường đối lập với hệ thống thứ bậc xã hội, chú ý đến những người bị cho là thiệt thòi, và tin rằng có những bất bình đẳng vô lý cần phải giảm bớt hoặc bãi bỏ, đồng thời ủng hộ sự can thiệp của nhà nước đối với kinh tế.
Cánh hữu cho rằng các trật tự và thứ bậc xã hội nhất định là không thể tránh khỏi, là tự nhiên, bình thường hoặc mong muốn, ủng hộ thứ bậc này trên cơ sở luật tự nhiên, kinh tế hoặc truyền thống. Phân cấp và bất bình đẳng được xem là kết quả tự nhiên của khác biệt xã hội truyền thống hoặc cạnh tranh trong kinh tế thị trường; muốn giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước với kinh tế.
Tuy nhiên, các khái niệm này cũng biến đổi và khác nhau ở mỗi nước, cũng như thể hiện trên thực tế khác nhau tùy theo quan điểm của các chính trị gia cụ thể.
Cánh tả - cánh hữu được xem như 2 cánh tay của một cơ thể. Cánh hữu được xem như tay phải, đối với con người được xem như là tay thuận, trong khi cánh tả được xem như tay trái và được xem là tay không thuận. Tuy nhiên tay phải hay tay trái đều cùng trên một cơ thể do đó luôn luôn phải thực hiện theo chỉ đạo của não bộ.
Cánh tả là bên đối nghịch với cánh hữu, những ý kiến đối lập và luôn luôn công kích bên cánh hữu.
Là hai đảng phái trong quốc hội (thượng viện, hạ viện) có quan điểm trái ngược nhau, ngồi riêng rẽ khi họp theo cánh trái và cánh phải của hội trường.
Hai bên có tư tưởng lập trường chính trị khác nhau, được sử dụng để đại diện cho các đảng phái chính trị đối nghịch, nhưng nguồn gốc của chúng vẫn được thể hiện rõ trong việc sắp xếp chỗ ngồi ở nhiều cơ quan lập pháp.
Cánh tả là cánh trái, cánh hữu là cánh phải.
Hai bên tranh cãi trên nghị trường một bên đa số ngồi bên phải, một bên đa số ngồi bên trái.
Cánh tả, cánh hữu là gì?
Học hỏi.
Cánh hữu và cánh tả.
Cánh tả, cánh hữu là 2 đảng phái đối lập nhau về hệ tư tưởng chính trị. Hệ tư tưởng cánh tả coi trọng, đề cao yếu tố cộng đồng, tập thể và sự công bằng, nhấn mạnh yếu tố hệ tư tưởng, coi đó là nền tảng căn bản cho sự phát triển XH. Cánh hữu đề cao yếu tố cá nhân, đối lập với cánh tả.
Tương tự như trong chiến tranh có phe chủ chiến, phe chủ hòa. Dù quan điểm chính trị có khác nhau, nhưng mục đích chính vẫn phải đảm bảo lợi ích của quốc gia và dân tộc.
Muốn biết.
Cánh tả và cánh hữu là 2 phe trong quốc hội. Cánh tả có xu hướng cải cách, tân tiến. Cánh hữu thì theo khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc, bảo thủ. Đồng thời khi họp quốc hội 2 cánh này cũng ngồi theo 2 phía tả - hữu theo đúng cánh của mình.
Đồng ý.
Cánh hữu là phe đại diện nắm quyền lực ví dụ như các ông chủ trong công ty, còn cánh tả đại diện cho người làm công và các tổ chức quần chúng trong công ty.
Tôi muốn biết câu trả lời.
Cánh tả và cánh hữu là đôi bạn cùng tiến. Luôn luôn phê bình và tìm ra cái sai của nhau để thúc đẩy xã hội phát triển. Ở họ vẫn có điểm chung là lòng yêu nước và muốn đảng phái mình nắm quyền.
Tìm hiểu.
Khái niệm ‘cánh tả’ và ‘cánh hữu’ bắt nguồn từ Pháp: Bên Tả là bên chủ nghĩa bình quân, với mục tiêu hướng tới sự bình đẳng cho tất cả mọi người. Bên Hữu là một xu hướng chính trị dựa trên cơ sở của luật tự nhiên, truyền thống, tự do cá nhân và tự do kinh tế với mục tiêu hướng tới sự giàu có cho toàn xã hội.
Không biết.
Cánh tả, định nghĩa một cách đơn giản, là một xu hướng chính trị dựa trên chủ nghĩa cào bằng (chủ nghĩa bình quân) với mục tiêu hướng tới sự bình đẳng cho tất cả mọi người bất chấp sự khác biệt về năng lực, đặc điểm cá nhân, khả năng lao động và thường sử dụng công cụ là sự can thiệp của Nhà nước với nền kinh tế.
Cánh hữu, định nghĩa một cách đơn giản, là một xu hướng chính trị dựa trên cơ sở của luật tự nhiên, truyền thống, tự do cá nhân và tự do kinh tế với mục tiêu hướng tới sự giàu có cho toàn xã hội mặc dù điều này có thể gây ra bất bình đẳng. Đồng thời cánh hữu cũng mong muốn giảm thiểu ảnh hưởng của Nhà nước đối với nền kinh tế.
Nhưng ban đầu, chúng được đặt ra để chỉ việc sắp xếp chỗ ngồi thực tế của các chính trị gia trong cuộc Cách mạng Pháp. Mùa hè năm 1789, khi các thành viên Quốc hội Pháp gặp mặt để soạn thảo hiến pháp. Các đại biểu tham gia đã bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề Vua Louis XVI nên có bao nhiêu quyền hành.
Trong hệ thống chính trị tả-hữu, chính trị cánh tả dùng để chỉ khuynh hướng chính trị trái ngược với cánh hữu, bao gồm các lập trường hay hoạt động chính trị chấp nhận hoặc hỗ trợ công bằng xã hội, thường phản đối sự phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội.
Không biết!
Bắt nguồn từ Pháp năm 1789. Nhưng ban đầu, chúng được đặt ra để chỉ việc sắp xếp chỗ ngồi thực tế của các chính trị gia trong cuộc Cách mạng Pháp.
Cánh tả và cánh hữu là 2 đảng phái chính trị đối lập khác nhau, 1 bên theo tổng thống được bầu cử, 1 bên theo các đảng đối lập.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rằng những dữ liệu mới nhất đã xác nhận “thiếu tuyệt đối” bằng chứng về...