Cảnh sát Myanmar bị tố nổ súng khiến hai người biểu tình nguy kịch

Các nhân chứng nói nhìn thấy cảnh sát nổ súng cảnh cáo lên trời, sau đó nhắm vào người biểu tình, khiến hai người nguy kịch. Quân đội Myanmar mới đây đã đột kích vào trụ sở đảng Liên minh Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi sáng lập.

Cảnh sát sử dụng vòi rồng trấn áp người biểu tình.

Cảnh sát sử dụng vòi rồng trấn áp người biểu tình.

Tại thủ đô Napyidaw, các nhân chứng nói nhìn thấy cảnh sát nổ súng nhằm vào người biểu tình, sau khi sử dụng vòi rồng, theo Channel News Asia.

“Họ bắn cảnh cáo lên trời hai lần, sau đó nhắm vào người biểu tình”, một nhân chứng nói.

Ít nhất một bác sĩ tham gia cấp cứu khẩn cấp cho người biểu tình, nói có người bị trúng đạn thật. Hai thanh niên 23 tuổi và 19 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

“Chúng tôi tin đây là đạn thật dựa trên vết thương trên cơ thể họ”, bác sĩ này nói.

Cha của một trong hai người nguy kịch, nói con mình bị bắn khi “đang sử dụng loa phát thanh kêu gọi biểu tình ôn hòa, sau khi cảnh sát sử dụng vòi rồng trấn áp”.

“Nó bị trúng đạn từ phía sau. Tôi rất lo lắng”, người đàn ông 56 tuổi nói.

Trong khi đó, quân đội Myanmar đã đột kích vào trụ sở đảng Liên minh Dân chủ (NLD) do nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi sáng lập.

“Quân đội đột kích và phá hủy trụ sở đảng NLD vào lúc 9 giờ 30 phút tối ngày 9.2”, đảng NLD tuyên bố trên Facebook, theo Channel News Asia. Đảng NLD sáng lập không cho biết những thiệt hại sau khi quân đội rời đi.

Cảnh sát Myanmar mặc trang phục chống bạo động.

Cảnh sát Myanmar mặc trang phục chống bạo động.

Cuộc đột kích diễn ra trong bối cảnh biểu tình kéo dài đến ngày thứ 4 liên tiếp ở Myanmar. Cảnh sát đã phải sử dụng vòi rồng ở nhiều thành phố để trấn áp người biểu tình. Ở thủ đô Napyidaw, cảnh sát dùng đến súng bắn đạn cao su. Khí gas được cảnh sát sử dụng để giải tán đám đông ở Mandalay.

Hôm 9.2, Liên Hiệp quốc lên tiếng “quan ngại sâu sắc” về tình trạng bạo lực ở Myanmar. “Sử dụng vũ lực nhằm vào người biểu tình là không thể chấp nhận được”, Ola Almgren, điều phối viên của Liên Hiệp quốc ở Myanmar, nói.

Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt quân đội Myanmar. Nhưng các lệnh trừng phạt nếu có cần đảm bảo rằng không tác động đến đời sống của người dân Myanmar.

“Chúng tôi đang xem xét các lựa chọn”, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell, nói.

Mỹ cũng lên tiếng phản đối việc chính quyền quân sự Myanmar đàn áp người biểu tình. “Chúng tôi phản đối bạo lực nhằm vào người biểu tình. Người Myanmar có quyền biểu tình trong ôn hòa”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói.

“Chúng tôi nhắc lại rằng quân đội Myanmar cần phải từ bỏ quyền lực, khôi phục chính quyền dân chủ do người dân bầu, trả tự do cho những người bị bắt giữ và khôi phục thông tin liên lạc toàn diện”, ông Price nói thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia đầu tiên trên thế giới cắt quan hệ với Myanmar sau cuộc đảo chính

Tuần trước, quân đội Myanmar phát động đảo chính lật đổ chính quyền dân sự, tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNA ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN