“Cánh cửa” cho Ukraine gia nhập NATO khép lại trong 20 năm tới?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có ý tưởng “chặn” Ukraine vào NATO trong 20 năm để đổi lấy việc tiếp tục cung cấp vũ khí.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) trích dẫn 3 nguồn tin thân cận với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết nhóm của ông có đề xuất như vậy để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Ông Trump từng nhiều lần nói rằng ông sẽ chấm dứt khủng hoảng trong vòng "24 giờ" và đưa Mỹ "ra khỏi" Ukraine.

Gới truyền thông dẫn thông tin từ nhóm thân cận của ông Trump cho biết điều này sẽ dẫn đến việc đóng băng giao tranh ở các chiến tuyến hiện tại và tạo ra một khu phi quân sự ở phía Đông Ukraine. Các nguồn tin của WSJ cũng có cùng quan điểm này.

WSJ tiết lộ Nga hiện kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ ở cả phía Nam lẫn phía Đông Ukraine và tiếp tục đẩy lùi lực lượng phòng thủ Ukraine. Một trợ lý giấu tên của ông Trump nói với WSJ rằng Washington sẽ yêu cầu các đồng minh châu Âu gửi quân đến kiểm soát "khu phi quân sự dài 1.300 km" giữa Nga và Ukraine.

Tổng Thư ký NATO Mark Rutte (trái) gặp gỡ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev hồi đầu tháng 10. Ảnh: The Hill

Tổng Thư ký NATO Mark Rutte (trái) gặp gỡ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev hồi đầu tháng 10. Ảnh: The Hill

Các nguồn tin WSJ lưu ý đề xuất này chỉ là một trong những ý tưởng đang được nhóm của ông Trump đưa ra và tổng thống đắc cử có xu hướng đưa ra các quyết định chính sách quan trọng ngay tại chỗ.

Hồi tháng 6, hai cố vấn của ông Trump là tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg và Fred Fleitz từng đề xuất sẽ ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine, trừ phi nước này đồng ý đàm phán hòa bình với Nga.

Đồng thời, ông Kellogg cho biết kế hoạch này bao gồm thêm cảnh báo với Nga rằng Mỹ sẽ tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine nếu nước này từ chối các điều khoản của lệnh ngừng bắn.

Ông Fleitz hé lộ Tổng thống đắc cử Trump đã phản ứng tích cực với kế hoạch này. Tuy nhiên, ông Fleitz nói rõ hơn: "Tôi không khẳng định ông Trump đồng ý với kế hoạch này hoặc đồng ý với từng từ trong đó".

Kế hoạch đề xuất cũng bao gồm loại bỏ việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khỏi bàn đàm phán trong "một khoảng thời gian kéo dài để đổi lấy một thỏa thuận hòa bình toàn diện và có thể kiểm chứng được cùng với các bảo đảm an ninh".

Ukraine đệ trình đề nghị gia nhập NATO vào năm 2022 nhưng vẫn chưa nhận được lời mời, chỉ nhận được phản hồi chưa rõ ràng từ Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và những đồng minh khác.

Cả Kiev lẫn Moscow đều khẳng định sẽ không thể chấm dứt xung đột trong vòng 24 giờ như ông Trump tuyên bố. 

Ukraine kiên quyết không công nhận sự kiểm soát của Nga đối với các vùng lãnh thổ của mình. Dù vậy, phía Kiev thừa nhận một số vùng có thể phải được "tái kiểm soát" bằng các biện pháp ngoại giao.

Ngược lại, Nga đang nắm thế thượng phong trên thực địa với lực lượng đông hơn và mạnh hơn quân đội Ukraine, cho nên không có nhiều động lực để tìm kiếm một giải pháp kết thúc xung đột.

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu ngày 7/11 cho biết, phương Tây nên chấp nhận Nga đang thắng thế trong cuộc xung đột Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huệ Bình ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN