Cánh chim 60 triệu năm trước nguyên vẹn như còn sống

Các nhà khảo cổ vừa phát hiện đôi cánh con chim từ thời kỳ khủng long nguyên vẹn như còn sống, được bọc trong hổ phách.

Cánh chim 60 triệu năm trước nguyên vẹn như còn sống - 1
Mẩu hóa thạch nguyên vẹn

Đôi cánh này là của một chú chim bị kẹt trong nhựa cây rừng nhiệt đới khoảng 99 triệu năm trước. Hổ phách là vật chất bảo quản vô cùng có hiệu quả, nên mọi chi tiết vẫn còn nguyên vẹn từ màu sắc mỗi cọng lông vũ, móng chắc chắn để con chim có thể đậu trên cây.

Hóa thạch chỉ dài khoảng 2,3cm có vai trò rất lớn trong việc nghiên cứu quá trình tiến hóa của chim kể từ thời đại khủng long.

Cánh chim 60 triệu năm trước nguyên vẹn như còn sống - 2

Mẫu vật này nằm trong mỏ hổ phách phía đông bắc Myanmar. Dựa trên cấu trúc cơ xương, giới khoa học cho rằng đây là loài chim phổ biến ở kỷ Creta, nhưng đã tuyệt diệt cùng khủng long 66 triệu năm trước.

Tiến sĩ Steve Brusatte mô tả hóa đây là hóa thạch "kì diệu" vì rất hiếm khi có chim chóc bị kẹt trong nhựa hổ phách, mà thông thường là côn trùng. Hình mẫu cánh chim từ trước tới giờ chỉ có trên đá vôi.

Cánh chim 60 triệu năm trước nguyên vẹn như còn sống - 3
Cánh chim 60 triệu năm trước nguyên vẹn như còn sống - 4

Ngoài ra việc nắm được hình dạng 3D của hóa thạch sẽ cung cấp cái nhìn hoàn toàn mới về các loài chim thời nguyên thủy. Nhóm nghiên cứu quốc tế sẽ sử dụng công nghệ X quang để quét và tìm hiểu cấu trúc xương và lông vũ.

Những vết móng cho thấy con chim còn sống khi bị kẹt. Việc có móng vuốt để leo trèo ngay từ khi còn bé có nghĩa chúng bắt đầu kiếm ăn rất sớm ngay từ khi trứng nở, nhưng đã chết vì còn quá nhỏ và thiếu kinh nghiệm. Vài mẩu hổ phách khác cũng có dấu vết của chim trưởng thành đã vùng vẫy và thoát khỏi nhựa dính dễ dàng hơn. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Di - BBC ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN