Cảnh báo thảm họa núi lửa nếu Triều Tiên thử hạt nhân
Hàng chục nghìn người có thể chết nếu núi lửa ở biên giới Triều Tiên – Trung Quốc phun trào sau tác động của một vụ thử hạt nhân lớn.
Các chuyên gia lo ngại nếu Triều Tiên thử hạt nhân, núi lửa Paektu có thể phun trào (Ảnh minh họa)
Nếu Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần 6, vụ nổ này sẽ phát ra một khối năng lượng lớn, có thể khiến núi lửa phun trào ở biên giới Triều Tiên – Trung Quốc, theo các cảnh báo mới nhất.
Các chuyên gia dự đoán Triều Tiên sắp thử nghiệm hạt nhân lần thứ sáu, theo CNN. Và nếu quốc gia này thử nghiệm một vũ khí đủ lớn, núi lửa Paektu (Trung Quốc gọi là Trường Bạch) có thể phun trào. Đây là lo ngại của Bruce Bennett - nhà phân tích quốc phòng cấp cao của Tập đoàn Rand.
Bennett nói với CNN: "Đó có thể là vụ núi lửa phun trào khổng lồ, giết hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn người Trung Quốc và Triều Tiên. Chúng tôi không biết chắc liệu một vụ nổ hạt nhân lớn có thể khiến núi lửa phun trào hay không, nhưng điều đó hoàn toàn có thể xảy ra.
"Trong nhiều năm, Trung Quốc đã luôn lo ngại rằng Kim Jong-un sẽ khiến núi lửa phun trào”.
Kim Jong-un đứng trên núi Paektu hồi tháng 4 năm 2015
Theo Chương trình núi lửa toàn cầu của Smithsonian, hiện có khoảng 1,6 triệu người sống trong phạm vi 100 km quanh núi lửa. Và núi lửa chỉ cách địa điểm thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên khoảng 115-130 km theo đường chim bay, theo CNN.
Núi lửa Paektu đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Hàn Quốc cổ đại, được cho là nơi sinh của Dangun, người sáng lập vương quốc Hàn Quốc đầu tiên.
Nhưng về khía cạnh khoa học, không ai biết nhiều về núi lửa. Việc tiếp cận núi lửa gặp nhiều khó khăn vì sự cô lập của Triều Tiên.
Mây che phủ núi lửa Paektu ở biên giới Triều Tiên - Trung Quốc
Tiến sĩ Amy Donovan, giảng viên về Địa lý và Các mối nguy môi trường tại Đại học King ở London (King's College London), nói: "Chúng ta biết rất ít về hệ thống dung nham dưới Paektu. Chúng ta cũng biết rất ít về kích thước, trạng thái hoặc độ sâu của hồ dung nham ở núi Paektu, có nghĩa là chúng ta không thể tạo mô hình của nó."
Donovan nói với CNN rằng một cuộc thử nghiệm hạt nhân tương tự vụ thử gần đây nhất của Triều Tiên (được cho là 10 kiloton) khó có thể khiến núi lửa phun trào. Nhưng một vụ nổ từ 50 đến 100 kiloton để có thể gây thiệt hại nghiêm trọng.
Núi lửa Paektu phun trào lần cuối vào năm 1903. Nhưng vụ phun trào năm 946 Sau Công Nguyên (được gọi là "vụ phun trào thiên niên kỷ") được cho là một trong những vụ phun trào núi lửa lớn nhất từ trước đến nay từng ghi nhận trên thế giới.
Người dân Nhật sống gần căn cứ quân sự Mỹ, chiến tuyến nếu nổ ra xung đột với Triều Tiên, khá bình thản với viễn...