Cảnh báo mạnh mẽ nhất của Mỹ với hai phe phái giao tranh ở Sudan

Sự kiện: Tin tức Mỹ Joe Biden

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 4/5 đang tiến gần hơn tới việc áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào cả hai phe phái quân sự ở Sudan, cho rằng hai thế lực này đã "phản bội mong muốn của người dân".

Ông Biden ngày 4/5 ký sắc lệnh hành pháp mở đường áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào các phe phái ở Sudan.

Ông Biden ngày 4/5 ký sắc lệnh hành pháp mở đường áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào các phe phái ở Sudan.

Hôm 4/5, ông Biden đã ký sắc lệnh mở đường để Mỹ ám đặt các lệnh trừng phạt mạnh mẽ nhằm vào các tướng lĩnh đứng đầu hai phe phái quân sự ở Sudan. Giao tranh ở Sudan đã diễn ra trong gần 3 tuần dù các bên đôi khi đạt được lệnh ngừng bắn trong vài ngày.

"Tôi cùng với người dân Sudan và các nhà lãnh đạo trên thế giới kêu gọi một lệnh ngừng bắn lâu dài giữa hai thế lực quân sự", ông Biden nói.

Ông Biden coi giao tranh ở Sudan là sự phản bội mong muốn của người dân quốc gia châu Phi về một quá trình chuyển tiếp để khôi phục chính quyền do người dân bầu ra.

Sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ năm 2021, Sudan đang tạm thời do các tướng lĩnh quân đội nắm quyền lãnh đạo.

Hai vị tướng đứng đầu hai phe phái ở Sudan hiện vẫn chưa đạt được tiếng nói chung.

Hai vị tướng đứng đầu hai phe phái ở Sudan hiện vẫn chưa đạt được tiếng nói chung.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng sắc lệnh mà ông Biden đưa ra nhằm ủy quyền cho cho Bộ Tài chính xem xét khả năng áp đặt biện pháp trừng phạt ở Sudan.

"Nếu hai phe phái quân sự, hai lãnh đạo quân sự thực sự muốn hòa bình và an ninh, nếu họ thực sự nghĩ cho người dân Sudan, thì họ nên ngừng giao tranh", ông Kirby nói. "Họ nên hạ vũ khí, tuân thủ lệnh ngừng bắn và quay trở lại tiến trình khôi phục chính quyền dân sự".

Hôm 4/5, nổ lớn do rocket gây ra một lần nữa làm rung chuyển thủ đô Khartoum ở Sudan, làm gián đoạn các nỗ lực cứu trợ nhân đạo.

Tướng Abdel Fattah al-Burhan, tư lệnh quân đội Sudan và tướng Mohamed Hamdan Dagalo, tư lệnh Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) ngày 4/5 đều đưa ra những cáo buộc lẫn nhau về các vụ tấn công.

Xung đột khiến hơn 400 dân thường ở Sudan thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị thương. Hơn 100.000 người đã phải sơ tán sang các nước khác. 

Avril Haines, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, nói trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện rằng hai phe phái quân sự ở Sudan chưa thể hiện nỗ lực đàm phán vì mỗi bên đều tin rằng có thể giành chiến thắng trên chiến trường.

"Chúng tôi đánh giá là xung đột ở Sudan có thể còn kéo dài do hai phe phái ở đó tin rằng họ có thể chiến thắng bằng vũ lực và ít có động lực để ngồi vào bàn đam phán", bà Haines nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Dân Sudan khổ chồng khổ

Liên Hợp Quốc cảnh báo thảm họa với người dân Sudan nếu xung đột giữa các lực lượng đối lập không được kiểm soát.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH AN - Daily Mail ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN