Cần thỏa thuận ngừng bắn, thúc đẩy hòa bình để chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Theo giới phân tích, nếu không lập tức đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Nga, chính quyền Kiev có thể khiến đất nước lâm vào tình trạng suy sụp, mất thêm nhiều vùng lãnh thổ.

Hãng tin Anh Reuters ngày 9-8, dẫn nguồn từ Cơ quan Phát triển Quốc tế cho biết, Nhà Trắng sẽ cung cấp thêm 4,5 tỷ USD dưới dạng viện trợ ngân sách dành cho Ukraine, nâng mức hỗ trợ ngân sách của Washington cho chính quyền Kiev lên 8,5 tỷ USD kể từ tháng 2-2022. Khoản giúp đỡ dưới sự điều phối của Bộ Tài chính Mỹ thông qua Ngân hàng Thế giới được cấp cho Kiev theo hình thức từng đợt và trong tháng 8-2022 Ukraine sẽ nhận được 3 tỷ USD. Trước đó, giới truyền thông cũng đã đưa tin về gói hỗ trợ quân sự tiếp theo từ phía Mỹ dành cho Ukraine trong lĩnh vực an ninh sẽ là một trong những gói viện trợ lớn nhất, với tổng khối lượng thiết bị dự kiến chuyển giao ước tính khoảng 1 tỷ USD.

Có nguồn tin tiết lộ rằng, Ukraine sẽ nhận được đạn dược dành cho hệ thống tên lửa phóng loạt M142 HIMARS, các tên lửa chống radar AGM-88 HARM, tổ hợp tên lửa phòng không NASAMS, cũng như 50 xe bọc thép thế hệ cũ M113. Hồi cuối tháng 7, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cũng thông báo về việc London sẽ chuyển giao cho Lực lượng vũ trang Ukraine gói viện trợ quân sự mới có kích thước lớn, bao gồm hàng chục khẩu pháo và hàng trăm chiếc UAV. Đặc biệt là trong danh sách cung cấp quân sự còn gồm một số hệ thống radar dùng cho chiến đấu đối kháng (radar phản hỏa lực) và 50.000 quả/viên đạn các loại. Tuy nhiên, những viện trợ này không là gì nếu so với tiềm lực quân sự khổng lồ của Nga, nó không đủ giúp Kiev cầm cự được trên chiến trường trước Matxcơva, chứ đừng nói tới khả năng phản công để giành lại những khu vực đã mất ở phía Nam đất nước và vùng Donbass.

Viện trợ quân sự mà Ukraine nhận được không là gì nếu so với tiềm lực quân sự khổng lồ của Nga

Viện trợ quân sự mà Ukraine nhận được không là gì nếu so với tiềm lực quân sự khổng lồ của Nga

Giới chuyên gia quân sự nhận xét thẳng thắn rằng, càng kéo dài cuộc xung đột, chính quyền Kiev sẽ là bên chịu thiệt hại lớn hơn, nền kinh tế sẽ ngày càng suy sụp, hạ tầng đất nước hầu như bị phá hủy hoàn toàn, lãnh thổ ngày càng bị mất nhiều hơn. Do đó, trước mắt chính quyền Kiev cần nhanh chóng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn với Nga, sau đó tiếp tục đàm phán về tương lai của những vùng lãnh thổ mới bị mất vào tay Nga và đã ly khai trước đây. Chỉ có lập tức ngừng bắn mới ngăn chặn được sự sụp đổ của đất nước.

Trong bối cảnh đó, tờ Strana.ua của Ukraine trích dẫn một nguồn tin trong giới chính trị cho biết, đã xuất hiện những thông tin trong quan hệ giữa các nguyên thủ phương Tây và Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky, cho thấy mong muốn thúc đẩy Kiev đi đến thỏa hiệp hòa bình với Nga. Nguồn tin kể rằng, có một phương án đã được vạch ra, trong đó thể hiện các Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cũng như Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang chú trọng đến kịch bản này.

Theo đó, họ đang cố gắng thúc đẩy ông Zelensky đạt được một thỏa hiệp hòa bình với Nga. Được sự bật đèn xanh của các nguyên thủ Mỹ, Đức, Pháp nên giới truyền thông phương Tây mới được phép đăng tải những câu chuyện về sự thiếu tín nhiệm (đối với chính quyền Zelensky) và những lời chỉ trích Kiev ngày càng nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông phương Tây. Thậm chí còn có báo cáo của tổ chức Amnesty International cho biết, quân đội Ukraine đóng quân tại các trường học và bệnh viện, nổ súng từ các khu dân cư và quan trọng nhất, đó là việc nguồn cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính thực tế đưa được đến Ukraine là rất ít.

Trước đó, nhà báo Thomas Friedman của tờ New York Times tiết lộ rằng, trên thực tế, Nhà Trắng đối xử đối với chính quyền Kiev với sự lo ngại và ngờ vực lớn hơn nhiều so với những gì thường được thể hiện trước công chúng. Theo một phương án khác, bản thân Tổng thống Vladimir Zelensky cũng không loại trừ khả năng đạt được thỏa thuận. Bài báo viết rằng, hiện Quân đội Ukraine không có lực lượng nào để có thể phản công, người Nga tiếp tục gây sức ép trên tất cả các mặt trận, Kiev đang mất dần lãnh thổ, trong khi viện trợ quân sự và tài chính mà phương Tây hứa hẹn không được cung cấp đủ số lượng cần thiết.

Ukraine chọn nước châu Âu ”gửi gắm” lợi ích tại Nga

Ukraine đã đề nghị Thụy Sĩ giúp đại diện lợi ích của họ ở Nga và được chấp thuận. Tuy nhiên, thỏa thuận giữa hai nước vẫn cần được Moscow đồng ý.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Toàn Thắng ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN