Càn Long dặn đừng giết Hòa Thân, Gia Khánh không nghe, 15 năm sau mới hiểu tại sao

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Dẫu biết Hòa Thân vơ vét, ăn hối lộ, tham nhũng nhưng Càn Long nhiều lần làm ngơ, thậm chí còn dặn hoàng đế kế vị là Gia Khánh đừng giết ông ta, rốt cục là vì lý do gì?

Không phải chỉ biết tham lam vơ vét, Hòa Thân còn là người tài năng (ảnh minh họa)

Không phải chỉ biết tham lam vơ vét, Hòa Thân còn là người tài năng (ảnh minh họa)

Thông qua những bộ phim truyền hình Trung Quốc, hầu như chúng ta đều ấn tượng Hòa Thân là đại tham quan. Điều đó trên thực tế đương nhiên Càn Long cũng biết rõ.

Theo sử sách Trung Quốc, Hòa Thân vốn xuất thân trong một gia đình giàu có, nhưng sau đó gia đình ông ta bị phá sản.

Từ đó ông ta không ngừng cố gắng, rồi trở thành Ngự tiền Thị vệ, thường xuất hiện bên cạnh hoàng đế Càn Long, khiến cho Càn Long dần dần nhận ra tài năng của ông ta.

Càn Long rất hiểu sự hữu ích của Hòa Thân (ảnh minh họa)

Càn Long rất hiểu sự hữu ích của Hòa Thân (ảnh minh họa)

Hòa Thân tiến thân nhanh là nhờ tài năng của ông ta cũng như sự ghi nhận của Càn Long.

Càn Long dường như làm theo lời dạy của hoàng đế Khang Hi là “dụng nhân bất câu nhất cách” (dùng người không hạn chế một kiểu). Người từng bị lưu đày như Kỉ Hiểu Lam hay người thường xuyên cãi lại hoàng đế như Lưu Dung, chỉ cần có tài, Càn Long đều sử dụng. Ông cũng rất hiểu sự hữu ích của Hòa Thân.

Càn Long hiểu ngân khố Đại Thanh ngày càng tăng không tách rời vai trò của Hòa Thân (ảnh minh họa)

Càn Long hiểu ngân khố Đại Thanh ngày càng tăng không tách rời vai trò của Hòa Thân (ảnh minh họa)

Trong lịch sử, Hòa Thân là một tham quan nhưng rất có năng lực quản lý tài chính, nhiều năm liền nắm giữ Bộ Hộ của nhà Thanh. Càn Long hiểu ngân khố Đại Thanh ngày càng tăng không tách rời vai trò của Hòa Thân. Cho nên lúc lâm chung, Càn Long đã dặn Gia Khánh: “đừng giết Hòa Thân”.

Vừa lên ngôi, Gia Khánh “ban cho” Hòa Thân cái chết (ảnh minh họa)

Vừa lên ngôi, Gia Khánh “ban cho” Hòa Thân cái chết (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, Gia Khánh đã không nghe theo. Sau khi “ban cho” Hòa Thân cái chết, Gia Khánh thấy mình đã làm được một việc ích nước lợi dân. Trên thực tế đúng là như vậy.

Ngân khố nhà Thanh đến cuối thời Càn Long đã cạn. Nhờ tịch thu tài sản khổng lồ của Hòa Thân nên vương triều Thanh không phải lo lắng suốt 10 năm.

Nhưng sau khi đã tiêu hết số đó, triều đình lại đối diện với nguy cơ ngân khố cạn kiệt.

Tiếc thay, bên Gia Khánh lúc này, không ai có năng lực như Hòa Thân để giúp Gia Khánh giải quyết khó khăn. Gia Khánh nhìn các quan đại thần văn võ, họ không có kế sách gì mà thậm chí còn ỷ lại lẫn nhau.

Gia Khánh lúc này mới nhận ra việc ông loại bỏ Hòa Thân giống như “giết gà lấy trứng” vậy.

15 năm sau cái chết của Hòa Thân, Gia Khánh ra lệnh cho một sử quan viết cuốn sách về Hòa Thân tên là “Hòa Thân lưu truyền”. Để lấy lòng hoàng đế Gia Khánh, khắp cuốn sách, vị sử quan này chỉ viết về Hòa Thân tham nhũng hủ bại.

Khi xem cuốn sách, Gia Khánh đã vô cùng tức giận nói với sử quan rằng: “Ông ta không phải là cái gì cũng sai”. Có lẽ lúc này, Gia Khánh thấm thía hơn bao giờ hết lời dặn của Càn Long.

Khinh thường gọi hoàng đế là “trẻ ranh”, Hòa Thân phải tự thắt cổ chết

Vì sao Hòa Thân không nịnh bợ và hầu hạ hoàng đế Gia Khánh như đối với Càn Long để vẫn được sủng ái hoặc ít nhất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Nhung (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN