Càn Long có tài năng gì?

Nhiều người biết đến Càn Long là một vị hoàng đế chỉ thích ăn chơi, hưởng lạc cùng những mỹ nhân xinh đẹp. Tuy nhiên, cần biết rằng không phải ngẫu nhiên mà thời trị vì của Càn Long được lịch sử gọi là “Khang Càn thịnh thế”.

Càn Long có tài năng gì? - 1

Không chỉ giỏi ăn chơi, Càn Long còn được đánh giá là một vị hoàng đế tài năng (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Là vị hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì của Càn Long kéo dài hơn 60 năm (từ 1736 - 1795). Đây là thời kỳ cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của nhà Thanh. Dưới sự lãnh đạo của Càn Long, Trung Quốc đã vươn mình trở thành một đế quốc trên thế giới lúc bấy giờ.

Trước hết, về lĩnh vực quân sự, Càn Long thể hiện là một nhà chiến lược quân sự tài ba. Theo Thanh sử, dưới thời Càn Long, tổng cộng đã có mười chiến dịch quân sự lớn (Trên thực tế, không phải chiến dịch nào cũng thắng lợi. Điều này sẽ được nhắc đến trong một bài khác).

Ngay vào năm đầu Càn Long (năm 1736), ông đã cho quân đội đi trấn áp cuộc khởi nghĩa của những bộ tộc lớn người Miêu ở vùng Vân Nam và giành thắng lợi. Tiếp đó là cuộc chiến chống lại liên minh các bộ tộc người Hồi, thành lập tỉnh Tân Cương.

Ngoài ra, Càn Long còn tổ chức rất nhiều chiến dịch khác, nhằm xâm lược, thu phục đất đai của những bộ tộc lớn mạnh ở khu vực Tây Tạng, Mông Cổ, Tứ Xuyên. An ninh biên giới của nhà Thanh được giữ vững.

Nhiều cuộc khởi nghĩa trong nước kêu gọi phản Thanh phục Minh, của những tổ chức như Bạch Liên giáo, Thiên Địa hội… cũng đều bị dập tắt triệt để.

Vào thời Càn Long, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng đến tối đa, khoảng 14.000.000 km vuông (hiện nay là khoảng 9.600.000 km vuông).

Càn Long được cho là một nhà lãnh đạo quân sự có tài (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Càn Long được cho là một nhà lãnh đạo quân sự có tài (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Nhắc đến những thành tựu của Càn Long, mà không đề cập đến chính sách đối nội thì là một thiếu sót nghiêm trọng. Dưới thời trị vì của mình, Càn Long đã xóa bỏ nhiều chính sách hà khắc, phân biệt đối xử giữa người Mãn Châu và người Hán.

Càn Long chủ trương thi hành chính sách “Mãn – Hán một nhà”. Ông cho phép người Hán được di chuyển vào khu vực thuộc vùng Mãn Châu và Mông Cổ, để định cư, khai hoang đất đai và sản xuất nông nghiệp (điều mà trước đây người Hán bị nghiêm cấm).

Những văn sĩ người Hán vô tội ở thời Khang Hy, Ung Chính, bị bắt đi đày ra biên giới, đều được Càn Long cho điều tra lại và đưa trở về quê nhà. Chính vì vậy, dưới thời Càn Long, nhân tài nhiều như mây, hơn hẳn hai triều Khang Hy và Ung Chính.

Có thể kể đến những cái tên như Lưu Dung, Kỷ Hiểu Lam, Vương Kiệt… Họ đều là những đại thần người Hán, được Càn Long trọng dụng. Cũng chính vì điều này mà Càn Long thường bị đồn đoán có thân thế là người Hán.

Càn Long cũng rất khéo léo khi xử lý hài hòa mối quan hệ trong hoàng tộc và hạn chế quyền hành của những hoạn quan trong cung. Cơ quan Quân cơ xứ được thành lập bởi Ung Chính, nhưng dưới thời Càn Long, cơ quan này mới hoàn thiện và phát huy hiệu quả nhất.

Càn Long có những chính sách đối nội rất tiến bộ, chủ trương Mãn – Hán một nhà (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Càn Long có những chính sách đối nội rất tiến bộ, chủ trương Mãn – Hán một nhà (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Về mặt kinh tế, Càn Long chủ yếu kế thừa những thành tựu và của cải xã hội được tích lũy từ thời Khang Hy, Ung Chính. Tuy nhiên, ông cũng có những chính sách nhằm phát triển kinh tế, chủ yếu chú trọng về sản xuất nông nghiệp và khai thác khoáng sản.

Đặc biệt, phải kể đến chính sách nổi tiếng “cải thổ quy lưu” của Càn Long. Nội dung của chính sách này nhắm đến những vùng đất đai hoang hóa ở khu vực biên giới, trước đây do những thổ hào cai quản, nay được đưa về dưới sự quản lý và thu tô thuế của nhà nước.

Chính sách này đã mở rộng một diện tích lớn đất nông nghiệp cho nhà Thanh, giải quyết được tình trạng thiếu đất canh tác cho nông dân. Dưới thời Càn Long, việc buôn bán với nước ngoài, đặc biệt là những nước phương tây, rất phát triển.

Dưới thời Càn Long, kinh tế Trung Quốc đã phát triển cực thịnh (ảnh minh họa)

Dưới thời Càn Long, kinh tế Trung Quốc đã phát triển cực thịnh (ảnh minh họa)

Càn Long cũng là vị hoàng đế rất quan tâm đến lĩnh vực văn hóa. Thành tựu nổi bật nhất của Càn Long đó là việc biên soạn Tứ khố toàn thư. Đây là bộ bách khoa toàn thư lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. 

Tứ khố toàn thư bao gồm tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, lịch sử, triết học và văn học nghệ thuật. Bộ sách được hoàng đế Càn Long giao cho 361 học giả biên soạn. Nổi bật là công lao của Kỷ Hiểu Lam, Lục Tích Hùng.

Ngoài ra, Càn Long cũng cho biên soạn những bộ sách lớn khác, như “Đại Thanh hội điển”, “Đại Thanh nhất thống chí”, “Đại Thanh luật lệ”, “Y tôn kim giám”.

Tác phẩm nổi tiếng “Hồng lâu mộng” cũng xuất hiện vào thời kỳ này. Tuy nhiên, song song với việc biên soạn Tứ khố toàn thư, rất nhiều sách vở, tài liệu khác cũng bị tiêu hủy hoặc bị chỉnh sửa nội dung, theo lệnh của Càn Long.

Về chính sách đối ngoại, Càn Long có quan điểm khá cứng rắn về vấn đề chủ quyền. Năm thứ 57 Càn Long (năm 1973), phái đoàn ngoại giao của nước Anh, dẫn dầu là sứ giả George Macartney, đã tới Bắc Kinh.

George Macartney yêu cầu Càn Long cho nước Anh mở 3 thương cảng mới. Ngoài ra, nước Anh yêu cầu được tự do buôn bán, đòi được giảm, miễn thuế. Đặc biệt, được sử dụng một số hòn đảo tại Quảng Châu làm nơi tập kết hàng hóa và đặt một đại sứ nước Anh thường trực tại Trung Quốc.

Phong cách ngoại giao của Càn Long được đánh giá là cứng rắn nhưng cũng rất khéo léo (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Phong cách ngoại giao của Càn Long được đánh giá là cứng rắn nhưng cũng rất khéo léo (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Càn Long đã từ chối những yêu sách này một cách vô cùng khéo léo và dứt khoát, ông nói:

- Nếu đúng như lời trong bức thư của ngươi, đến vì lòng kính trọng với thiên triều của Trẫm, nên ngươi muốn được tìm hiểu nền văn minh Trung Hoa, thì phải biết lễ nghi, luật lệ Trung Hoa khác xa lễ nghi, luật lệ của nước ngươi.

Dù cho sứ thần của nước ngươi, có hiểu được ít nhiều căn bản văn minh Trung Hoa, thì cũng không thể đem về mà gieo ở nước ngươi được. Viên sứ giả của nước ngươi đã nhận thấy rằng, ở nước của Trẫm không hề thiếu thốn gì hết, nên những sản phẩm chế tạo ở nước ngươi, Trẫm cũng không biết dùng vào việc nào.

Ngươi xin đặt một đại diện ở triều đình Trẫm, thì điều đó trái với tục lệ của triều Thanh và chỉ gây bất lợi mà thôi.

Xuất phát từ mong muốn phát triển thương mại, ngươi yêu cầu được sử dụng một hòn đảo nhỏ, gần đảo Chu Sơn, nơi thương nhân của nước ngươi có thể cư trú và lưu trữ hàng hóa, là không thể được. Hơn nữa, Anh quốc cũng không phải là nước man di duy nhất, muốn thiết lập buôn bán với đế chế của chúng ta.

Giả sử rằng các quốc gia khác đều bắt chước yêu cầu của ngươi và cũng cầu xin ta cho bọn chúng được dùng một hòn đảo làm nơi buôn bán, thì làm thế nào ta có thể đáp ứng. Đây là một sự vi phạm trắng trợn đối với an ninh trên lãnh thổ của ta và không thể xem nhẹ được.

Dù có sở thích ăn chơi, hưởng lạc nhưng Càn Long cũng được coi là một vị minh quân, rất quan tâm đến triều chính, nếu không, thời trị vì của ông đã không được gọi là “Khang Càn thịnh thế”. Có thể nói, Càn Long là một vị hoàng đế lắm tài và cũng nhiều tật.

_____________

Dưới thời Càn Long, lĩnh vực văn hóa rất được quan tâm. Tuy nhiên, cùng với thành tựu biên soạn bộ sách đồ sộ nhất thế giới, Càn Long cũng chính là vị hoàng đế đốt sách nhiều nhất lịch sử nhân loại. Nguyên nhân sâu xa của quyết định này sẽ được đề cập trong bài viết kỳ sau.

Ai dám trói hoàng đế Trung Hoa Càn Long trong chuồng ngựa?

Không có quá nhiều phi tần, nhưng Càn Long lại được mệnh danh là “phong lưu hoàng đế” bậc nhất lịch sử Trung Quốc....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam ([Tên nguồn])
Càn Long - Phong lưu bậc nhất hoàng đế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN