Căn cứ quân sự phi pháp của TQ ở Biển Đông: Xây được liệu có giữ được?
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. Từ năm 2014, Trung Quốc đã cải tạo trái phép các bãi đá ngầm, bãi cạn nhỏ ở Biển Đông để xây dựng căn cứ quân sự.
Trung Quốc cải tạo và bồi lấp trái phép Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh: CNN)
Các đảo nhân tạo của Trung Quốc được thiết kế không dành cho con người sinh sống mà nhằm mục đích quân sự. Trên các đảo xây dựng phi pháp, Trung Quốc lắp đặt đường băng, hệ thống vũ khí, thậm chí là cả tên lửa. Hành động của Trung Quốc bị các nước khu vực Biển Đông và cộng đồng quốc tế kịch liệt lên án.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông là tốn kém và chỉ mang lại rất ít ý nghĩa quân sự.
Theo báo cáo của hải quân Mỹ, ngay cả với đội tàu hỗ trợ di chuyển bằng tốc độ nhanh nhất, Trung Quốc cũng mất hơn 1 ngày để tiếp cận được các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Trong khi đó, hầu hết các máy bay quân sự gần như sẽ cạn sạch nhiên liệu nếu di chuyển từ căn cứ này sang căn cứ khác vì chúng ở cách nhau quá xa. Muốn bảo vệ các căn cứ này, Trung Quốc phải điều tàu sân bay đến Biển Đông.
Hiện tại, Trung Quốc chỉ có 2 tàu sân bay. Tuy nhiên, 2 tàu sân bay này không phải lúc nào cũng có thể xuất hiện ở Biển Đông.
Trung Quốc không đủ sức để bảo vệ các căn cứ xây trái phép ở Biển Đông, theo chuyên gia (ảnh: Reuters)
Báo cáo hải quân Mỹ nói thêm rằng, các căn cứ quân sự ở Biển Đông của Trung Quốc rất dễ bị tiêu diệt. Chúng có thể là mục tiêu khi nằm trong tầm ngắm của các tên lửa tầm xa từ Mỹ và Nhật Bản.
Nếu bị tấn công bằng tên lửa, các căn cứ này chỉ còn nước “chịu trận” vì hệ thống phòng thủ yếu ớt.
Đặc biệt, ngay cả khi không bị tấn công bằng tên lửa, các căn cứ quân sự ở Biển Đông của Trung Quốc cũng rất dễ dàng bị bao vây. Ở cách xa đất liền, khi lực lượng tiếp tế đến kịp, binh sĩ trong căn cứ có thể đã chết đói, chết khát hết.
“Thảm thực vật gần như không thể phát triển bình thường trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây. Nước ngầm ở rất sâu dưới lòng đất. Nhân sự và tài nguyên không thể lưu trữ trong thời gian dài. Các căn cứ có khả năng phòng vệ rất hạn chế”, báo cáo của hải quân Mỹ nhận xét.
“Điều kiện môi trường ở Biển Đông là khắc nghiệt. Thời tiết xấu và hơi nước mặn có tính ăn mòn cao khiến Trung Quốc gần như không thể triển khai các biện pháp tốt nhất để bảo vệ các căn cứ quân sự”, Malcolm Davis – chuyên ga cao cấp tại Viện Chính sách Chiến lược Úc – nhận xét.
Hầu hết các chính sách đối ngoại của ông Trump đều bị ông Biden chỉ trích. Tuy nhiên, có một di sản ngoại giao của ông...
Nguồn: [Link nguồn]