Cấm vận bủa vây, Triều Tiên vẫn có ngành kiếm bộn tiền
Súng trường tự động, tên lửa, súng máy nằm trong số các trang thiết bị vũ khí “bán đắt như tôm tươi” của Triều Tiên ở nước ngoài.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Guardian dẫn báo cáo từ các chuyên gia ở Geneva, Thụy Sĩ cho biết, Triều Tiên, Saudi Arabia và Iran là một trong những quốc gia xuất khẩu vũ khí hạng nhẹ lớn nhất trên thế giới.
Báo cáo thường niên năm 2017 của Small Arms Survey nói, mặc dù 55% các quốc gia buôn bán vũ khí đã minh bạch hơn trong giao dịch, thị trường lên tới 6 tỷ USD này vẫn còn là điều bí ẩn, bởi vũ khí không ngừng được giao đến tay những kẻ khủng bố.
Trong số những nước giữ bí mật về kinh doanh vũ khí hạng nhẹ, Triều Tiên và Iran nổi lên là quốc gia buôn bán phát triển nhất.
Tháng 8 năm ngoái, một tàu biển Triều Tiên bị chặn ở Ai Cập. Giấu dưới 2.300 tấn quặng sắt là hơn 30.000 đạn chống tăng PG-7 và các phụ kiện khác. Năm 2009, một lô vũ khí trị giá 18 triệu USD của Triều Tiên cũng bị phát hiện trên một máy bay tới Iran.
Súng trường Kalashnikov là mặt hàng thu lợi lớn từ thị trường chợ đen.
"Các vụ bắt giữ như vậy cùng tài liệu ghi lại hoạt động mua bán cho thấy Triều Tiên là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí hạng nhẹ có quy mô lớn nhất trên thế giới", Small Arms Survey nhận định.
"Iran, Triều Tiên và UAE hiếm khi thừa nhận xuất khẩu vũ khí hơn 10 triệu USD, nhưng các số liệu lại cho thấy điều ngược lại”, báo cáo viết.
Theo Small Arms Survey, vũ khí được bán trực tiếp hoặc qua trung gian từ Triều Tiên, Iran, Saudi Arabia và UAE phần nào đã đến tay các nhóm vũ trang ở Syria, Yemen, Iraq và Lebanon.
Chuyên gia Paul Holtom của Small Arms Survey nhận định, ngành công nghiệp vũ khí vẫn còn thiếu sự minh bạch cần thiết.
“Minh bạch 100% là điều không thể. Tuy nhiên, với vai trò là nhà quan sát, chúng tôi luôn muốn chắc chắn rằng số vũ khí trên sẽ không rơi vào tay những kẻ khủng bố”, Holtom nói.
Khả năng liên minh quân sự của Mỹ ở Đông Á bị suy yếu và tình hình leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có thể...