"Cái tội" của nhà giàu Trung Quốc

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Cựu tổng biên tập tạp chí Harper's Bazaar đã khiến cư dân mạng Trung Quốc "dậy sóng" khi cho rằng 650 nhân dân tệ (khoảng 2,3 triệu đồng) không đủ để ăn uống trong 1 ngày.

"Chúng ta phải ăn uống tốt hơn, tôi không thể ăn với tiêu chuẩn thấp như vậy" - bà Tô Mang nói trong chương trình thực tế "50 km Đào Hoa Ô", nơi 15 người nổi tiếng sống cùng nhau 21 ngày. 

Kinh ngạc trước bình luận này, nhiều cư dân mạng chỉ ra rằng tiền ăn uống hằng ngày của họ thường chưa đến 30 nhân dân tệ. Dù bà Tô, người được mệnh danh là "Yêu nữ hàng hiệu Trung Quốc", đã lên tiếng giải thích 650 tệ là tiền ăn của bà trong toàn bộ chương trình nhưng công chúng vẫn không nguôi giận. "Bà ấy có thể cố thanh minh nhưng sự thật là người nổi tiếng đều sống rất xa hoa mà không hề nhận ra" - một người bình luận trên Weibo.

Đây là trường hợp mới nhất liên quan đến việc công chúng nổi giận với 1 cá nhân vì sự giàu có của họ.

Bà Tô Mang, cựu tổng biên tập tạp chí Haper's Bazaar Trung Quốc. Ảnh: GC Images

Bà Tô Mang, cựu tổng biên tập tạp chí Haper's Bazaar Trung Quốc. Ảnh: GC Images

Vào đầu năm nay, Diêu An Na, con gái thứ 2 của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, đã chọc giận cư dân mạng khi nói rằng cuộc sống của cô không dễ dàng. "Tôi chưa từng tự xem bản thân là 'công chúa'. Tôi nghĩ tôi giống hầu hết những người trạc tuổi mình, phải làm việc vất vả, học hành chăm chỉ trước khi vào được 1 ngôi trường tốt" - cô Diêu cho biết trong bộ phim tài liệu dài 17 phút để thông báo về sự nghiệp ca hát của mình. 

Khi chia sẻ đoạn video lên tài khoản Weibo, con gái của doanh nhân sở hữu khối tài sản ước tính 1,4 tỉ USD nói việc ký hợp đồng với 1 công ty giải trí là "món quà sinh nhật đặc biệt" mà cô tự tặng bản thân. 

Nhiều năm qua, giới thượng lưu Trung Quốc nổi tiếng là những người thích phô trương, thường xuyên khoe những chiếc xe và túi xách hàng hiệu lên mạng để khiến những người theo dõi phải ghen tị. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bất kỳ hình thức khoe khoang nào, dù là cố ý hay không, đều vấp phải sự tức giận và coi thường. 

Diêu An Na, ái nữ của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi. Ảnh: SCMP

Diêu An Na, ái nữ của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi. Ảnh: SCMP

Những người như bà Tô và cô Diêu bị nhắm đến vì nhiều người tin rằng các ngôi sao giải trí cũng như các "phú nhị đại" (con cái của giới nhà giàu) không xứng đáng với thu nhập cao ngất của họ. 

Tiến sĩ Jian Xu của trường ĐH Deakin, người nghiên cứu văn hóa truyền thông Trung Quốc, nhận xét: "Khi so sánh với các ngôi sao và công việc dường như "dễ dàng" của họ, công chúng sẽ than phiền về việc không kiếm được nhiều tiền dù làm lụng vất vả". 

Tiến sĩ Haiqing Yu, giáo sư nghiên cứu truyền thông tại trường ĐH RMIT của Melbourne - Úc, bổ sung: "Bình luận của bà Tô Mang về những bữa ăn khiến mọi người nổi giận vì nó để lộ điều Trung Quốc cố gắng che giấu: có những người quá giàu có trong khi những người khác thì khó khăn". 

Giới nhà giàu Trung Quốc khoe tài sản trên mạng xã hội. Ảnh: Weibo

Giới nhà giàu Trung Quốc khoe tài sản trên mạng xã hội. Ảnh: Weibo

Khoảng cách giàu - nghèo ở Trung Quốc là rất lớn. Theo Cục Thống kê Quốc gia, trong khi thu nhập trung bình hằng năm của người Trung Quốc là 32.189 nhân dân tệ, tương đương khoảng 2.682 nhân dân tệ/tháng, Bắc Kinh cũng trở thành thành phố có nhiều tỉ phú nhất thế giới. 

Báo cáo của công ty theo dõi Hurun Report cho thấy giới nhà giàu Trung Quốc kiếm được 1.500 tỉ USD vào năm 2020, gần bằng 1 nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Vương quốc Anh.

Vì vậy, việc người giàu phô trương tài sản một cách trắng trợn ngay lập tức bị xem là "vô cảm, thờ ơ". Các chuyên gia cho biết dù vấn đề thu nhập bất bình đẳng là chuyện bình thường ở hầu hết các nước, Trung Quốc lại ở trong 1 tình thế khó xử.

"Tuy nhiên, sau hơn 40 năm kể từ khi đất nước mở cửa, người giàu lại càng giàu hơn còn những người khác tụt xa phía sau cùng cảm giác vỡ mộng và bất lực" - ông Xu nói thêm. Đôi lúc sự phẫn nộ càng gia tăng vì công chúng kỳ vọng giới nghệ sĩ sẽ đóng góp nhiều hơn cho xã hội do họ nổi tiếng và có sức mạnh biểu tượng.

Người Trung Quốc rất chuộng hàng hiệu. Ảnh: China Daily

Người Trung Quốc rất chuộng hàng hiệu. Ảnh: China Daily

Các chuyên gia nhận định sự phẫn nộ nhắm vào thói khoe khoang còn liên quan đến quan điểm cho rằng nó thể hiện sự thiếu văn hóa. Khi giới trung lưu của Trung Quốc tăng lên, những người thành thị có học thức quan niệm hành động khoe của "là sự thiếu tinh tế hoặc thậm chí cho thấy xuất thân thấp kém", theo tiến sĩ John Osburg, tác giả cuốn sách về giới thượng lưu Trung Quốc.

Dù vậy, người Trung Quốc vẫn rất chuộng hàng hiệu và chưa có dấu hiệu từ bỏ. Theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để dẫn đầu thị trường xa xỉ phẩm cá nhân tại châu Á - Thái Bình Dương và dự kiến doanh số bán hàng sẽ trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm nay.

Khi đó, người giàu lại tìm đến 1 cách khoe khoang bớt tranh cãi hơn. "Một số người đang cố gắng phô trương 1 cách kín đáo thay vì đăng những bức ảnh chụp của cải vật chất" - tiến sĩ Xu nói.

Dĩ nhiên, cư dân mạng không mất quá nhiều thời gian để nhận ra chiêu này. Họ phản ứng một cách mỉa mai hoặc chọc tức bằng cách giả vờ không để ý đến những gì mà giới thượng lưu cố gắng khoe ra.

Điều bất thường trong đợt lây lan Covid-19 mới ở Trung Quốc

Yếu tố đáng quan ngại ở đợt lây lan mới nhất tại thành phố Quảng Châu chính là tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 bị rơi vào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Hạnh ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN