Cái giá Thổ Nhĩ Kỳ phải trả nếu mua vũ khí của Nga “đắt” như thế nào?
Reuters đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ đang rơi vào giai đoạn đỉnh điểm hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ vì đã quyết định mua S-400 của Nga, khiến cho nền kinh tế và đồng nội tệ của nước này vốn đã yếu nay lại càng dễ bị tổn thương hơn, đồng thời làm dấy lên những nghi vấn về vị thế của họ trong NATO.
Tổng thống Mỹ Trump, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan
Nếu không tìm được giải pháp nào trong những tuần tới và căng thẳng Mỹ-Thổ tiếp tục tồi tệ, các lệnh trừng phạt "ăn miếng trả miếng" có thể tác động tới thương mại giữa hai nước và làm trầm trọng thêm sự suy thoái tại Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đang thách thức sự bám trụ quyền lực của Tổng thống Tayyip Erdogan.
Galip Dalay, học giả khách mời tại Khoa quan hệ quốc tế và chính trị thuộc trường Đại học Oxford, nhận định: “Giải quyết vấn đề này là điều rất phức tạp bởi các quan chức của cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều coi đó là một sự phản ánh thế cân bằng địa chính trị lớn hơn. Các lệnh trừng phạt sẽ tác động rất tiêu cực lên Thổ Nhĩ Kỳ, song không có khả năng đẩy mối quan hệ của họ với Mỹ vào tình trạng nguy kịch”.
Ankara và Washington đã rơi vào tranh cãi trong vòng nhiều tháng xung quanh kế hoạch Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 mà Mỹ cho là không tương thích với mạng lưới phòng thủ của liên minh phương Tây và đặt ra một mối đe dọa với các máy bay F-35 mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang muốn mua.
Thổ Nhĩ Kỳ nói việc bảo vệ lãnh thổ của nước họ không đặt ra mối đe dọa nào với các đồng minh, và nhấn mạnh điều này vẫn tuân thủ tất cả các quy định của NATO. Căng thẳng vẫn nghiêm trọng ngay cả khi hai bên nhiều lần nhắc đến mong muốn tránh cái gọi là các lệnh trừng phạt CAATSA, mà theo luật pháp Mỹ sẽ được kích hoạt khi loại vũ khí phòng không của Nga được chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ, khả năng là vào tháng 7 tới.
Hệ thống tên lửa phòng không S400 của Nga
Một thỏa thuận tạm ngừng chuyển giao S-400 vẫn có thể mở ra một cánh cửa để Tổng thống Mỹ Donald Trump thuyết phục ông Erdogan rút lại cái mà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần gọi là “thỏa thuận đã rồi” với Nga. Hai bên cũng đã nhất trí sẽ gặp nhau bên lề hội nghị G-20 vào cuối tháng 6 tới.
Hiện quan hệ của Ankara với Moscow vẫn đang được củng cố, và Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ hồi tuần trước cho biết các cán bộ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đang có mặt tại Nga để tập huấn sử dụng S-400. Đáp trả, Mỹ đang cân nhắc ngừng huấn luyện các phi công Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng máy bay tiêm kích tàng hình F-35 tại Arizona.
Căng thẳng xảy ra trong bối cảnh quân đội Syria do Nga hậu thuẫn đã tiến hành một vụ tấn công vào một số phần tử nổi dậy do Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, còn ở Trung Đông, Mỹ cũng đang gia tăng áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác nhằm cô lập Iran, trong đó bao gồm việc chặn mọi nguồn xuất khẩu dầu mỏ của Iran.
Chuyên gia Dalay nói: “Nếu các lệnh trừng phạt của Mỹ quá tiêu cực, Thổ Nhĩ Kỳ có thể xem xét lại quyết định có nên tuân theo các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran hay không”.
Máy bay chiến đấu F-35
Con đường dẫn tới leo thang căng thẳng
Theo một nguồn thạo tin, Washington muốn Ankara mua tên lửa đất đối không Patriot của họ để thay thế và đặt thời hạn cho đề xuất này đến ngày 4/6. Nếu Ankara tiếp nhận S-400 theo kế hoạch, Quốc hội Mỹ sẽ ngừng chuyển giao các máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ và loại nước này khỏi danh sách các quốc gia hợp tác sản xuất loại máy bay này với họ.
Quyết định tiếp nhận S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ còn khiến Tổng thống Mỹ Trump buộc phải lựa chọn 5 trong số 12 lệnh trừng phạt khả thi theo Đạo luật Đáp trả các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) vốn nhắm vào việc mua trang thiết bị quân sự từ “kẻ thù” của NATO là Nga.
Các lệnh trừng phạt này trải rộng từ việc không cấp thị thực và loại bỏ quyền tiếp cận Ngân hàng Xuất nhập khẩu tại Mỹ, cho đến những biện pháp khắc nghiệt hơn như chặn bất cứ giao dịch nào với hệ thống tài chính Mỹ và không cấp phép xuất khẩu.
Ông Trump bước đầu có thể sẽ lựa chọn các biện pháp nhẹ nhàng hơn nhắm vào các cá nhân chứ chưa phải chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, một quyết định có thể tạo không gian cho biện pháp ngoại giao mặc dù nó có thể kích động Quốc hội áp đặt riêng các lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Sinan Ulgen, nhà cựu ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ và là học giả khách mời tại Carnegie châu Âu ở Brussels, nhận định: “Mỹ không muốn chặn đứng hoàn toàn quan hệ quân sự-công nghiệp với Thổ Nhĩ Kỳ”. Tuy vậy, các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã mất 14% giá trị so với đồng USD trong năm nay do căng thẳng trong quan hệ với Mỹ.
Năm ngoái, bộ đôi "trừng phạt và áp thuế" của Mỹ sau vụ một mục sư Mỹ bị tống giam đã kích động một cuộc khủng hoảng tiền tệ khiến đồng lira mất 30% giá trị, đẩy Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào suy thoái và làm cho các thị trường toàn cầu rất lo ngại.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s cho rằng trong tháng 5 này, nguy cơ chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ đang “rất cao”, đồng thời cảnh báo vụ S-400 không chỉ kích động các lệnh trừng phạt của Mỹ mà của cả NATO nữa.
Thổ Nhĩ Kỳ trong quá khứ cũng từng đáp trả các lệnh trừng phạt và áp thuế của nước ngoài. Chuyên gia Ulgen cho biết bất cứ sự trả đũa trừng phạt nào đều có thể khiến thuế bị gia tăng, từ đó ảnh hưởng đến công việc làm ăn của Tập đoàn Lockheed Martin tại Mỹ với các công ty công nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí còn đe dọa tương lai của việc nâng cấp hạm đối máy bay F-16 hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ nữa. Ông nói: “Các lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn có thể được áp dụng nếu Mỹ thấy họ đang bước vào một con đường leo thang căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không chỉ là những tranh cãi thông thường”.
Bằng các cuộc không kích của mình, Moscow hiện đang "phả hơi nóng" vào Thổ Nhĩ Kỳ và cho thấy mọi thứ ở Idlib có...