Cái chết trong cay đắng của "quỷ vương" Nhật Bản hùng mạnh

Lãnh đạo nước Nhật bằng sự tàn bạo và tư tưởng đổi mới, Nobunaga cuối cùng đã phải đón nhận cái chết cay đắng, khi tham vọng thống nhất đất nước còn dang dở.

Cái chết trong cay đắng của "quỷ vương" Nhật Bản hùng mạnh - 1

Oda Nobunaga không ngờ có ngày bị chính tướng lĩnh dưới quyền làm phản.

Oda Nobunaga là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất lịch sử Nhật Bản. Ông là người có công chấm dứt thời kỳ chiến loạn kéo dài khắp nước Nhật, nhưng lại mang tiếng xấu cho đến tận ngày nay. Mời độc giả cùng tìm hiểu về nhân vật được cho là sánh ngang với Tần Thủy Hoàng qua loạt bài này.

Theo History, năm 1582, vài tháng sau khi đập tan gia tộc Takeda đối địch ở trận Tenmokuzan, Oda Nobunaga đứng trên đỉnh cao quyền lực. Ông được coi là người nắm quyền cao nhất Nhật Bản khi đó, trong khi Nhật hoàng chỉ là bù nhìn.

Câu đối đáp nổi tiếng với của Nobunaga với lãnh chúa Takeda Shingen được nhà truyền giáo phương Tây Luis Frois thuật lại.

“Ta là người bảo vệ đạo Phật ở Nhật Bản, người đến đây để trừng phạt ngươi vì những tội ác đã gây ra”, Shingen nói. Nobunaga đáp lời: “Nếu vậy thì ta là quỷ vương nắm quyền tối cao của cả thế giới này”.Top of FormBottom of Form

Sau Takeda, các gia tộc đối địch Nobunaga khi đó chỉ còn nhà Mori, Uesugi và Hojo là đáng chú ý. Cả 3 đều suy yếu vì những nguyên nhân nội bộ.

Oda Nobunaga hiểu rõ tình hình khi đó. Ông không ngừng đưa tướng lĩnh dưới quyền tỏa ra các hướng để hoàn thành mộng bá chủ.

Nếu đúng theo dự tính của Nobunaga, không dưới 10 năm sau, cả nước Nhật sẽ hoàn toàn thống nhất, chấm dứt cảnh phân tán quyền lực vào tay các lãnh chúa.

Cái chết cay đắng

Một ngày nọ, Nobunaga mời Tokugawa Leyasu đến chơi vùng Kansai, để ăn mừng sự sụp đổ của gia tộc Takeda. Đó là lúc mà Nobunaga nhận được lời cầu cứu của Toyomi Hideyoshi, người đang gặp bế tắc khi tấn công thành Takamatsu ở vùng lãnh thổ do nhà Mori kiểm soát.

Tạm biệt Tokugawa Leyasu, Nobunaga đích thân sửa soạn ra tiền tuyến. Ông ra lệnh cho tướng Akechi Mitsuhide đi theo hỗ trợ.

Theo kế hoạch, Nobunaga dừng chân nghỉ ở ngôi đền Honno-ji, kinh đô Kyoto trong khi chờ lực lượng của Mitsuhide đến hội quân. Ở xung quanh Nobunaga khi đó chỉ có một vài vệ sĩ, người hầu và những người thân tín khác.

Cái chết trong cay đắng của "quỷ vương" Nhật Bản hùng mạnh - 2

Cảnh Oda Nobunaga tự sát trong phim Nhật Bản.

Mitsuhide nhận thấy đây là cơ hội “ngàn năm có một” để làm phản, không chỉ bởi Nobunaga không phòng bị mà các tướng lĩnh dưới quyền đều đã tỏa đi đánh chiếm các tỉnh khác.

Mitsuhide đưa quân vào Kyoto theo lệnh Nobunaga nên không gặp phải bất kỳ sự ngờ vực nào. Khi qua sông Katsura, Mitsuhide tuyên bố với các binh sĩ rằng: “Kẻ thù đang ẩn náu ở Honno-ji”.

Trước bình minh, ngôi đền Honno-ji bị vây chặt, Misuhide lộ rõ mưu đồ làm phản. Nobunaga cùng các vệ sĩ kiên cường chiến đấu nhưng ông nhận ra quân Misuhide áp đảo về số lượng.

Nobunaga quyết định rạch bụng tự sát theo truyền thống võ sĩ đạo. Ông nói lời cuối: “Ran, đừng để chúng vào đây…”. Nobunaga ám chỉ Mori Ranmaru, người thuộc dòng dõi gia tộc Mori.

Ranmaru phóng hỏa đốt ngôi đền rồi tự sát theo Nobunaga. Theo các sử gia Nhật Bản chép lại, khi ngọn lửa dập tắt, quân Mitsuhide ập vào mà không thấy xác Nobunaga.

Nhưng đó cũng có thể chỉ là lời thêu dệt để khiến cái chết của người quyền lực nhất Nhật Bản thời Chiến quốc trở nên ly kỳ.

Sau sự cố ở ngôi đền Honno-ji, Mitsuhide nhanh chóng đưa quân tấn công Oda Nobutada, con trai trưởng và là người thừa kế gia tộc Oda. Nobutada mổ bụng tự sát theo cha.

Mitsuhide sau đó tuyến bố kiểm soát Kyoto, và kêu gọi các vùng lãnh thổ thuộc gia tộc Oda nhanh chóng quy hàng theo mình.

Vì sao Nobunaga lại bị làm phản?

11 ngày sau khi lật đổ Nobunaga, Mitsuhide bị đánh bại và bị giết trong trận Yamazaki bởi chính Toyomi Hideyoshi, danh tướng thân cận nhất với Nobunaga.

Đến lúc chết, Nobunaga đã kiểm soát được hơn phân nửa lãnh thổ Nhật Bản, hầu hết là các tỉnh chiến lược xung quanh Kyoto.

Cho đến này, lý do thực sự dẫn tới cuộc đảo chính sát hại Nobunaga vẫn chưa được làm rõ. Có nhà nghiên cứu lịch sử phỏng đoán rằng, Mitsuhide chỉ là người thực hiện âm mưu của kẻ khác.

Cái chết trong cay đắng của "quỷ vương" Nhật Bản hùng mạnh - 3

Mộ Oda Nobunaga ở Kyoto, Nhật Bản.

Tokugawa Leyasu, người được Nobunaga mời đến để ăn mừng, có thể đã lên kế hoạch ám sát để tiếm quyền. Nhưng theo một số tài liệu ở Nhật, Mitsuhide thông đồng với Toyotomi Hideyoshi và sau khi giết Nobunaga, ông bị chính Hideyoshi trừ khử để bịt đầu mối. Kết cục là Toyotomi Hideyoshi thừa kế toàn bộ di sản của Nobunaga.

Theo các sử gia Nhật Bản, Mitsuhide chủ trương đàm phán hòa bình với gia tộc Chosokabe trên đảo Shikoku. Nhưng Nobunaga lại chủ trương dùng vũ lực quét sạch kẻ thù nên đã làm phật lòng kẻ phản bội.

Một giả thuyết khác nhắc đến việc Mitsuhide là người theo chủ nghĩa bảo thủ, muốn duy trì phong tục truyền thống. Chứng kiến Nobunaga đứng trước cơ hội thống nhất nước Nhật, phế truất Thiên Hoàng, Mitsuhide cảm thấy mình cần phải hành động.

Trong lá thư gửi các lãnh chúa khác khi đảo chính, Mitsuhide nhắc đến việc chấm dứt sự cai trị tàn bạo của cha con nhà Oda.

Nhưng theo nhà truyền giáo phương Tây Luis Frois, Nobunaga đặc biệt căm ghét những người theo tư tưởng bảo thủ, trọng dụng những người theo hệ tư tưởng thực tế hơn.

Nếu Mitsuhide muốn khôi phục giá trị truyền thống thì không thể nào trở thành một trong những vị tướng được Nobunaga trọng dụng.

Nhưng dù nguyên nhân thực ra sự ra sao, Oda Nobunaga đã không thể tránh khỏi số phận bi thảm tại ngôi đền Honno-ji.

Hơn 400 năm kể từ khi "quỷ vương" khát máu bậc nhất Nhật Bản qua đời, di sản của Nobunaga vẫn còn tồn tại trong nước Nhật hiện đại.

Bằng sự cởi mở về tôn giáo đến cải cách kinh tế, Oda Nobunaga đã đem đến khái niệm mang tính cách mạng với người dân Nhật Bản.

Ông thể hiện sự khéo léo và tư duy và đổi mới, khiến cả một quốc gia bị chia rẽ như Nhật Bản vẫn có ngày được thống nhất.

___________

Hết

”Tần Thủy Hoàng Nhật Bản” thiêu sống một lúc 2 vạn người

Từ một lãnh chúa nhỏ ở địa phương, Oda Nobunaga từng bước nắm quyền tối thượng ở Nhật Bản, sẵn sàng quét sạch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN